Son môi chứa chì làm tăng khả năng gây ung thư. FDA có quy định chặt chẽ về các thành phần trong son môi nhằm đảm bảo sức khỏe lâu dài cho người sử dụng. Nếu mua hàng từ những hãng mỹ phẩm uy tín, bạn hoàn toàn có thể yên tâm, không lo ngại về sự tấn công của căn bệnh.
Lăn nách, xịt mùi gây ung thư. Nhiều người lo ngại việc tiếp xúc hóa chất có trong lăn nách, xịt mùi qua các vết xước trên da có thể là nguyên nhân ung thư vú. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có bất cứ kết luận mang tính khoa học nào về khả năng gây bệnh của chúng. Lõm núm vú, bị thương ở núm vú có khả năng gây ung thư. Không cần lo lắng thái quá về những vết lõm, xước nhẹ bởi chúng không thể là nguyên nhân gây ung thư ở bộ phận này. Nếu có, chúng chỉ tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng mà thôi. Đàn ông không mắc ung thư vú. Các chuyên gia khẳng định, nam giới hoàn toàn có khả năng đối diện với căn bệnh. Điều khác biệt duy nhất giữa hai giới là lượng bệnh nhân được phát hiện có sự chênh lệch nhau mà thôi. Các nhà khoa học tìm ra cách chữa trị ung thư hữu hiệu song không công bố nhằm mục đích chuộc lợi. Không ít thông tin xuyên tạc, gây hoang mang khi cho rằng các công ty dược, nhà nghiên cứu đã tìm ra cách chữa trị ung thư hữu hiệu song bưng bít nhằm chuộc lợi. Thực tế, giới khoa học mới tìm ra cách chữa trị cho một vài loại ung thư, ở những giai đoạn khác nhau. Điều này đồng nghĩa với việc không phải loại ung thư nào cũng dễ dàng điều trị.
Ngoài ra, nhiều người nhầm tưởng việc chuyển tiếp thư điện tử, chia sẻ link trên mạng xã hội có khả năng đóng góp cho quỹ từ thiện của bệnh nhân ung thư. Trong khi đó, Hiệp hội Ung thư Mỹ cùng các tổ chức từ thiện lớn khẳng định việc chia sẻ, bấm nút “like” ở các bức ảnh, thông tin không có tác dụng quyên tiền cho họ. Chính vì vậy, đừng lãng phí thời gian với những chiêu trò của họ.
Son môi chứa chì làm tăng khả năng gây ung thư. FDA có quy định chặt chẽ về các thành phần trong son môi nhằm đảm bảo sức khỏe lâu dài cho người sử dụng. Nếu mua hàng từ những hãng mỹ phẩm uy tín, bạn hoàn toàn có thể yên tâm, không lo ngại về sự tấn công của căn bệnh.
Lăn nách, xịt mùi gây ung thư. Nhiều người lo ngại việc tiếp xúc hóa chất có trong lăn nách, xịt mùi qua các vết xước trên da có thể là nguyên nhân ung thư vú. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có bất cứ kết luận mang tính khoa học nào về khả năng gây bệnh của chúng.
Lõm núm vú, bị thương ở núm vú có khả năng gây ung thư. Không cần lo lắng thái quá về những vết lõm, xước nhẹ bởi chúng không thể là nguyên nhân gây ung thư ở bộ phận này. Nếu có, chúng chỉ tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng mà thôi.
Đàn ông không mắc ung thư vú. Các chuyên gia khẳng định, nam giới hoàn toàn có khả năng đối diện với căn bệnh. Điều khác biệt duy nhất giữa hai giới là lượng bệnh nhân được phát hiện có sự chênh lệch nhau mà thôi.
Các nhà khoa học tìm ra cách chữa trị ung thư hữu hiệu song không công bố nhằm mục đích chuộc lợi. Không ít thông tin xuyên tạc, gây hoang mang khi cho rằng các công ty dược, nhà nghiên cứu đã tìm ra cách chữa trị ung thư hữu hiệu song bưng bít nhằm chuộc lợi. Thực tế, giới khoa học mới tìm ra cách chữa trị cho một vài loại ung thư, ở những giai đoạn khác nhau. Điều này đồng nghĩa với việc không phải loại ung thư nào cũng dễ dàng điều trị.
Ngoài ra, nhiều người nhầm tưởng việc chuyển tiếp thư điện tử, chia sẻ link trên mạng xã hội có khả năng đóng góp cho quỹ từ thiện của bệnh nhân ung thư. Trong khi đó, Hiệp hội Ung thư Mỹ cùng các tổ chức từ thiện lớn khẳng định việc chia sẻ, bấm nút “like” ở các bức ảnh, thông tin không có tác dụng quyên tiền cho họ. Chính vì vậy, đừng lãng phí thời gian với những chiêu trò của họ.