Khi sức khỏe bệnh nhân ung thư xác định rằng không còn có thể kiểm soát được, kiểm tra y tế và điều trị ung thư thường dừng lại. Tuy nhiên,việc chăm sóc cho bệnh nhân vẫn tiếp tục với mục tiêu cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh và những người thân của họ, đồng thời làm cho họ sống thoải mái trong những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời.Dinh dưỡng. Đặc điểm chung của thời kỳ cuối cùng của ung thư, người bệnh thường rất chán ăn, không tiêu hoặc không ăn được do những cơn đau hành hạ. Vì vậy mà, người thân phải chú ý đến dinh dưỡng cho người bệnh. Lời khuyên của các chuyên gia là nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày và ăn những loại thức ăn dễ nuốt dễ tiêu.Ngoài ra còn cung cấp đầy đủ nước cho bệnh nhân, cũng cần bổ sung hoa quả và rau xanh sẽ tốt hơn cho bệnh nhân, hạn chế lipid, ăn tăng glucid và protein. Bệnh nhân thích ăn cái gì, người nhà cho ăn cái đó, không nên ăn kiêng. Giai đoạn này bệnh nhân càng kiêng ăn bệnh nhân sẽ suy dinh dưỡng hơn và tình trạng bệnh càng nặng hơn.Hỗ trợ về mặt tinh thần. Hãy tôn trọng và đáp ứng những nhu cầu về mặt tình cảm của bệnh nhân theo tôn giáo và những yêu cầu cuối cùng của bệnh nhân. Giai đoạn cuối cùng này, bệnh nhân thường cảm thấy cô đơn và tuyệt vọng, do vậy, luôn phải có người thân bên cạnh để động viên và giúp đỡ họ.Bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối thường đau dữ dội. Vì vậy mà người thân cần tham khảo tất cả các biện pháp giảm đau cho người bị ung thư. Với những loại ung thư giai đoạn cuối vẫn còn tỉnh táo thì có thể mời bác sỹ trị liệu, châm cứu hoặc thôi miên để bệnh nhân quên đi cơn đau đó.Nếu như bệnh nhân chỉ nằm được một chỗ và đau dữ dội thì gia đình hãy hỏi bác sỹ để cho bệnh nhân uống thuốc phù hợp. Có thể gia đình sẽ phải cho bệnh nhân uống hoặc tiêm morphin để giảm đau. Trong trường hợp này, nhất thiết phải theo sự chỉ định của bác sỹ.Chăm sóc chống loét tỳ đè và viêm nhiễm. Với ung thư giai đoạn cuối, bệnh nhân sẽ phải nằm nhiều dẫn đến viêm loét do tỳ đè. Vì vậy mà, người thân cần hàng ngày xoa bóp vùng bệnh nhân tiếp xúc trực tiếp với giường để giảm tình trạng loét. Cũng nên vỗ phổi cho bệnh nhân bởi nằm nhiều sẽ gây ra tình trạng ứ đọng ở phổi. Nên vỗ rung cả vùng lưng ngày 2 lần, tránh cho bệnh nhân ứ đọng và viêm phổi.Chuẩn bị sẵn sàng tâm lý tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Gia đình nên xác định rõ giai đoạn cuối là không thể cứu chữa để không quá đau buồn và gây ra tâm lý nặng nề cho bệnh nhân. Điều cốt yếu trong giai đoạn cuối cùng này là người thân phải tạo cảm giác thoải mái, vui vẻ để bệnh nhân đỡ đau đớn hơn.
Khi sức khỏe bệnh nhân ung thư xác định rằng không còn có thể kiểm soát được, kiểm tra y tế và điều trị ung thư thường dừng lại. Tuy nhiên,việc chăm sóc cho bệnh nhân vẫn tiếp tục với mục tiêu cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh và những người thân của họ, đồng thời làm cho họ sống thoải mái trong những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời.
Dinh dưỡng. Đặc điểm chung của thời kỳ cuối cùng của ung thư, người bệnh thường rất chán ăn, không tiêu hoặc không ăn được do những cơn đau hành hạ. Vì vậy mà, người thân phải chú ý đến dinh dưỡng cho người bệnh. Lời khuyên của các chuyên gia là nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày và ăn những loại thức ăn dễ nuốt dễ tiêu.
Ngoài ra còn cung cấp đầy đủ nước cho bệnh nhân, cũng cần bổ sung hoa quả và rau xanh sẽ tốt hơn cho bệnh nhân, hạn chế lipid, ăn tăng glucid và protein. Bệnh nhân thích ăn cái gì, người nhà cho ăn cái đó, không nên ăn kiêng. Giai đoạn này bệnh nhân càng kiêng ăn bệnh nhân sẽ suy dinh dưỡng hơn và tình trạng bệnh càng nặng hơn.
Hỗ trợ về mặt tinh thần. Hãy tôn trọng và đáp ứng những nhu cầu về mặt tình cảm của bệnh nhân theo tôn giáo và những yêu cầu cuối cùng của bệnh nhân. Giai đoạn cuối cùng này, bệnh nhân thường cảm thấy cô đơn và tuyệt vọng, do vậy, luôn phải có người thân bên cạnh để động viên và giúp đỡ họ.
Bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối thường đau dữ dội. Vì vậy mà người thân cần tham khảo tất cả các biện pháp giảm đau cho người bị ung thư. Với những loại ung thư giai đoạn cuối vẫn còn tỉnh táo thì có thể mời bác sỹ trị liệu, châm cứu hoặc thôi miên để bệnh nhân quên đi cơn đau đó.
Nếu như bệnh nhân chỉ nằm được một chỗ và đau dữ dội thì gia đình hãy hỏi bác sỹ để cho bệnh nhân uống thuốc phù hợp. Có thể gia đình sẽ phải cho bệnh nhân uống hoặc tiêm morphin để giảm đau. Trong trường hợp này, nhất thiết phải theo sự chỉ định của bác sỹ.
Chăm sóc chống loét tỳ đè và viêm nhiễm. Với ung thư giai đoạn cuối, bệnh nhân sẽ phải nằm nhiều dẫn đến viêm loét do tỳ đè. Vì vậy mà, người thân cần hàng ngày xoa bóp vùng bệnh nhân tiếp xúc trực tiếp với giường để giảm tình trạng loét. Cũng nên vỗ phổi cho bệnh nhân bởi nằm nhiều sẽ gây ra tình trạng ứ đọng ở phổi. Nên vỗ rung cả vùng lưng ngày 2 lần, tránh cho bệnh nhân ứ đọng và viêm phổi.
Chuẩn bị sẵn sàng tâm lý tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Gia đình nên xác định rõ giai đoạn cuối là không thể cứu chữa để không quá đau buồn và gây ra tâm lý nặng nề cho bệnh nhân. Điều cốt yếu trong giai đoạn cuối cùng này là người thân phải tạo cảm giác thoải mái, vui vẻ để bệnh nhân đỡ đau đớn hơn.