Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ dinh dưỡng của chúng ta có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, bao gồm cả việc giảm nguy cơ của các bệnh nghiêm trọng như ung thư. Nhưng quan trọng hơn nữa là cách bạn nấu thức ăn thế nào để phòng bệnh tốt.Súp lơ. Đặc tính chống ung thư trong loại rau này thì không phải bàn cãi. Nó có nguồn sulforaphane tuyệt vời. Các enzyme myrosinase, được tìm thấy trong bông cải xanh, rất cần thiết cho sự hình thành sulforaphane. Vì vậy, khi nấu ăn bạn cần phải giữ lại chất này. Các chuyên gia dinh dưỡng tại Viện Nghiên cứu Ung thư (AICR) cho biết, bạn nên hấp hoặc luộc bông cải khoảng 5 phút sẽ bảo toàn được các enzyme.Cà chua. Có chứa chất lycopene chống oxy hóa mạnh mẽ giảm nguy cơ các loại ung thư khác nhau. Theo Viện Nghiên cứu Ung thư, cà chua chỉ nên nấu trong vài phút, để tăng hiệu quả phòng chống bệnh tật, nên thêm một chút dầu ô liu cùng cà chua sẽ tăng lượng lycopene hấp thụ vào cơ thể.Tỏi. Tốt hơn là bạn nên nghiền nát tỏi 15 phút trước khi nấu để chất allicin phytochemical được hình thành, chống lại bệnh ung thư. Allicin được tạo ra từ phản ứng hóa học giữa alliin và alliinase enzyme. Khi tỏi nguyên củ, các alliin và alliinase được tách ra, nhưng khi cắt hoặc băm tỏi thì chúng sẽ được kết hợp với nhau và tạo ra allicin. Vì vậy, bạn hãy để cho chúng có thời gian để tạo thành hợp chất có lợi.Khoai tây. Là một trong những loại thực phẩm nếu nấu không khéo sẽ tạo ra hóa chất acrylamide làm tăng nguy cơ ung thư. Chất này đặc biệt sinh ra khi khoai tây được chiên hoặc nướng. Bạn không nên để khoai tây trong tủ lạnh vì có thể acrylamide sẽ tăng lên khi bạn làm món.Lưu giữ khoai tây ở chỗ râm mát và ngâm 15-30 phút trước khi chế biến để có thể giảm lượng acrylamide trong nó. Khi chọn mua khoai tây cũng cần chú ý, chọn quả vàng đều, không chọn quả màu nâu già, do các khu vực màu nâu sẽ có nhiều acrylamide hơn.Bánh mì. Cũng như với khoai tây, bánh mì nếu để nhiệt độ quá cao cũng sinh ra nhiều acrylamide. Nếu bạn nướng bánh mì nên để ý nó ngả vàng là được. Để quá sang màu nâu thì rất có hại cho sức khỏe.Dùng thảo mộc. Không chỉ tăng hương vị và màu sắc cho món ăn mà thảo mộc còn có dược tính mạnh mẽ trong việc phòng chống ung thư. Ví dụ, hương thảo có chứa carnosol ức chế sự tăng trưởng của khối u ung thư. Hương Thảo cũng là một trong những loại thuộc top 10 loại thảo mộc nấu nướng tốt nhất cho sức khỏe của bạn.Trái cây và rau quả. Nấu rau quá chín sẽ làm mất các vitamin tan trong nước, chẳng hạn như vitamin C, axit folic và một số hóa chất thực vật. Để tối đa hóa tiềm năng chống ung thư của rau quả, bạn chỉ nên nấu chín vừa, khi rau vẫn còn màu xanh, nếu rau ngả màu vàng thì hãy dừng lại.Chuyên gia khuyến khích, bạn nên thêm vào rau một chút chất béo lành mạnh như dầu oliu, bơ hay các loại hạt. Vì chất béo sẽ giúp hấp thụ các chất dinh dưỡng lành mạnh như beta-carotene và vitamin tan trong chất béo như vitamin A, E và K.Thịt. Thịt nấu quá chín sẽ gây tổn hại DNA và làm tăng nguy cơ các loại ung thư khác nhau. Cách tốt nhất để tránh điều này là nấu thịt ở nhiệt độ vừa phải, chín tới. Hạn chế nướng thịt, nhất là trên than hồng. Theo Viện Nghiên cứu Ung thư, ướp thịt với các loại thảo mộc và gia vị trước khi nướng có thể làm giảm sự hình thành các chất gây ung thư.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ dinh dưỡng của chúng ta có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, bao gồm cả việc giảm nguy cơ của các bệnh nghiêm trọng như ung thư. Nhưng quan trọng hơn nữa là cách bạn nấu thức ăn thế nào để phòng bệnh tốt.
Súp lơ. Đặc tính chống ung thư trong loại rau này thì không phải bàn cãi. Nó có nguồn sulforaphane tuyệt vời. Các enzyme myrosinase, được tìm thấy trong bông cải xanh, rất cần thiết cho sự hình thành sulforaphane. Vì vậy, khi nấu ăn bạn cần phải giữ lại chất này. Các chuyên gia dinh dưỡng tại Viện Nghiên cứu Ung thư (AICR) cho biết, bạn nên hấp hoặc luộc bông cải khoảng 5 phút sẽ bảo toàn được các enzyme.
Cà chua. Có chứa chất lycopene chống oxy hóa mạnh mẽ giảm nguy cơ các loại ung thư khác nhau. Theo Viện Nghiên cứu Ung thư, cà chua chỉ nên nấu trong vài phút, để tăng hiệu quả phòng chống bệnh tật, nên thêm một chút dầu ô liu cùng cà chua sẽ tăng lượng lycopene hấp thụ vào cơ thể.
Tỏi. Tốt hơn là bạn nên nghiền nát tỏi 15 phút trước khi nấu để chất allicin phytochemical được hình thành, chống lại bệnh ung thư. Allicin được tạo ra từ phản ứng hóa học giữa alliin và alliinase enzyme. Khi tỏi nguyên củ, các alliin và alliinase được tách ra, nhưng khi cắt hoặc băm tỏi thì chúng sẽ được kết hợp với nhau và tạo ra allicin. Vì vậy, bạn hãy để cho chúng có thời gian để tạo thành hợp chất có lợi.
Khoai tây. Là một trong những loại thực phẩm nếu nấu không khéo sẽ tạo ra hóa chất acrylamide làm tăng nguy cơ ung thư. Chất này đặc biệt sinh ra khi khoai tây được chiên hoặc nướng. Bạn không nên để khoai tây trong tủ lạnh vì có thể acrylamide sẽ tăng lên khi bạn làm món.
Lưu giữ khoai tây ở chỗ râm mát và ngâm 15-30 phút trước khi chế biến để có thể giảm lượng acrylamide trong nó. Khi chọn mua khoai tây cũng cần chú ý, chọn quả vàng đều, không chọn quả màu nâu già, do các khu vực màu nâu sẽ có nhiều acrylamide hơn.
Bánh mì. Cũng như với khoai tây, bánh mì nếu để nhiệt độ quá cao cũng sinh ra nhiều acrylamide. Nếu bạn nướng bánh mì nên để ý nó ngả vàng là được. Để quá sang màu nâu thì rất có hại cho sức khỏe.
Dùng thảo mộc. Không chỉ tăng hương vị và màu sắc cho món ăn mà thảo mộc còn có dược tính mạnh mẽ trong việc phòng chống ung thư. Ví dụ, hương thảo có chứa carnosol ức chế sự tăng trưởng của khối u ung thư. Hương Thảo cũng là một trong những loại thuộc top 10 loại thảo mộc nấu nướng tốt nhất cho sức khỏe của bạn.
Trái cây và rau quả. Nấu rau quá chín sẽ làm mất các vitamin tan trong nước, chẳng hạn như vitamin C, axit folic và một số hóa chất thực vật. Để tối đa hóa tiềm năng chống ung thư của rau quả, bạn chỉ nên nấu chín vừa, khi rau vẫn còn màu xanh, nếu rau ngả màu vàng thì hãy dừng lại.
Chuyên gia khuyến khích, bạn nên thêm vào rau một chút chất béo lành mạnh như dầu oliu, bơ hay các loại hạt. Vì chất béo sẽ giúp hấp thụ các chất dinh dưỡng lành mạnh như beta-carotene và vitamin tan trong chất béo như vitamin A, E và K.
Thịt. Thịt nấu quá chín sẽ gây tổn hại DNA và làm tăng nguy cơ các loại ung thư khác nhau. Cách tốt nhất để tránh điều này là nấu thịt ở nhiệt độ vừa phải, chín tới. Hạn chế nướng thịt, nhất là trên than hồng. Theo Viện Nghiên cứu Ung thư, ướp thịt với các loại thảo mộc và gia vị trước khi nướng có thể làm giảm sự hình thành các chất gây ung thư.