Trong bất kỳ giai đoạn bệnh nào của ung thư, người bệnh cũng phải đối mặt với rất nhiều vấn đề như mệt mỏi, chán ăn, rụng tóc, viêm loét, nhiễm khuẩn. Vấn đề nghiêm trọng khác là người bệnh có những giai đoạn rất đau. Theo đánh giá của các chuyên gia, 1/3 số bệnh nhân ung thư thường xuyên bị các cơn đau hành hạ. Tuy nhiên, vấn đề này hoàn toàn có thể kiểm soát.1. Massage. Có thể giúp giảm căng thẳng và các triệu chứng đau nhức do căng thẳng, chấn thương trong cơ thể. Bệnh nhân có thể tìm đến một chuyên gia massage có tay nghề để thử nghiệm phương pháp này.2. Tập thiền. Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, t hiền định có thể giảm cơn đau cho các bệnh nhân ung thư. Do đặc thù của thiền định là hướng tâm trí của người thiền chìm vào một trạng thái thư giãn. Đây là một lựa chọn giảm đau khá hiệu quả mà không mang lại rủi ro nào.3. Châm cứu. Đã được chứng minh có khả năng làm giảm các triệu chứng như đau đớn, buồn nôn, mệt mỏi, chóng mặt, lo âu ... ở bệnh nhân ung thư. Các nhà trị liệu cho rằng, châm cứu sẽ kích hoạt quá trình điều tiết hệ thần kinh, nội tiết và hệ miễn dịch.Châm cứu cũng có thể kích thích bạch cầu, cả bạch cầu hạt lẫn tế bào lympho. Điều này đạt được bằng cách kích thích trục hạ đồi-tuyến yên-thượng thận trong châm cứu.4. Thôi miên. Được sử dụng từ những năm 1800 như một hình thức gây mê. Ngày nay, liệu pháp này còn làm được nhiều hơn thế nữa. Thôi miên có khả năng điều chỉnh suy nghĩ của người khác, khiến bệnh nhân vượt ra ngoài suy nghĩ hiện tại và cảm giác đau đớn sẽ mất đi. Các nhà khoa học còn nhận định, thôi miên có thể kéo dài tuổi thọ của những bệnh nhân ung thư ở giai đoạn đang phát triển.5. Liệu pháp tâm lý học. Các chuyên gia tâm lý sẽ là người giúp bạn đẩy lùi những cơn đau vì ung thư hay chứng đau nửa đầu. Họ sẽ đưa ra những hỗ trợ cảm xúc cho người bị đau. Nhưng hơn hết, bệnh nhân phải cho bác sỹ tâm lý hiểu rõ cơn đau của mình xảy ra như thế nào thì việc điều trị sẽ hiệu quả hơn.6. Vật lý trị liệu. Các chuyên gia vật lý trị liệu có thể giúp bạn giảm bớt những cơn đau sau chấn thương hoặc bệnh tật. Họ đưa bệnh nhân vào một trạng thái dẫn tới hạnh phúc bằng các bài tập cụ thể để kéo dài và tăng cường sức khỏe cho cơ thể. Tốt nhất bạn nên gặp các huấn luyện để được hướng dẫn tập luyện theo bài bản chứ không nên tự tập luyện ở nhà.
Trong bất kỳ giai đoạn bệnh nào của ung thư, người bệnh cũng phải đối mặt với rất nhiều vấn đề như mệt mỏi, chán ăn, rụng tóc, viêm loét, nhiễm khuẩn. Vấn đề nghiêm trọng khác là người bệnh có những giai đoạn rất đau. Theo đánh giá của các chuyên gia, 1/3 số bệnh nhân ung thư thường xuyên bị các cơn đau hành hạ. Tuy nhiên, vấn đề này hoàn toàn có thể kiểm soát.
1. Massage. Có thể giúp giảm căng thẳng và các triệu chứng đau nhức do căng thẳng, chấn thương trong cơ thể. Bệnh nhân có thể tìm đến một chuyên gia massage có tay nghề để thử nghiệm phương pháp này.
2. Tập thiền. Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, t hiền định có thể giảm cơn đau cho các bệnh nhân ung thư. Do đặc thù của thiền định là hướng tâm trí của người thiền chìm vào một trạng thái thư giãn. Đây là một lựa chọn giảm đau khá hiệu quả mà không mang lại rủi ro nào.
3. Châm cứu. Đã được chứng minh có khả năng làm giảm các triệu chứng như đau đớn, buồn nôn, mệt mỏi, chóng mặt, lo âu ... ở bệnh nhân ung thư. Các nhà trị liệu cho rằng, châm cứu sẽ kích hoạt quá trình điều tiết hệ thần kinh, nội tiết và hệ miễn dịch.
Châm cứu cũng có thể kích thích bạch cầu, cả bạch cầu hạt lẫn tế bào lympho. Điều này đạt được bằng cách kích thích trục hạ đồi-tuyến yên-thượng thận trong châm cứu.
4. Thôi miên. Được sử dụng từ những năm 1800 như một hình thức gây mê. Ngày nay, liệu pháp này còn làm được nhiều hơn thế nữa. Thôi miên có khả năng điều chỉnh suy nghĩ của người khác, khiến bệnh nhân vượt ra ngoài suy nghĩ hiện tại và cảm giác đau đớn sẽ mất đi. Các nhà khoa học còn nhận định, thôi miên có thể kéo dài tuổi thọ của những bệnh nhân ung thư ở giai đoạn đang phát triển.
5. Liệu pháp tâm lý học. Các chuyên gia tâm lý sẽ là người giúp bạn đẩy lùi những cơn đau vì ung thư hay chứng đau nửa đầu. Họ sẽ đưa ra những hỗ trợ cảm xúc cho người bị đau. Nhưng hơn hết, bệnh nhân phải cho bác sỹ tâm lý hiểu rõ cơn đau của mình xảy ra như thế nào thì việc điều trị sẽ hiệu quả hơn.
6. Vật lý trị liệu. Các chuyên gia vật lý trị liệu có thể giúp bạn giảm bớt những cơn đau sau chấn thương hoặc bệnh tật. Họ đưa bệnh nhân vào một trạng thái dẫn tới hạnh phúc bằng các bài tập cụ thể để kéo dài và tăng cường sức khỏe cho cơ thể. Tốt nhất bạn nên gặp các huấn luyện để được hướng dẫn tập luyện theo bài bản chứ không nên tự tập luyện ở nhà.