Bột giặt, chất tẩy rửa - mức độ nguy hiểm 3 (thang đánh giá độ nguy hiểm dao động từ 1-5). Dù chưa được chứng minh thành phần 1,4 - dioxane trong bột giặt có khả năng gây ung thư ở người song các nhà khoa học từng phát hiện hóa chất này là yếu tố gây ung thư gan và sự xuất hiện khối u mũi ở chuột. Tệ hại hơn, bạn khó có thể nhận dạng 1,4 - dioxane trên thành phần sản phẩm vì nó không phải là một thành phần cụ thể mà là một tạp chất.
Áo sơ mi không nhăn - mức nguy hiểm 2. Để chống nhăn cho một số loại áo sơ mi, người ta nhờ đến chất formaldehyde thường dùng để bảo quản thi thể. Tiếp xúc với chất này lâu dài, cơ thể người có thể đối diện với nguy cơ ung thư mũi, các bệnh đường hô hấp. Tốt nhất, khi mới mua về, bạn nên giặt sạch chúng trước khi mặc. Khoai tây chiên, bánh mì - mức nguy hiểm 3. Giới chuyên môn từng phát hiện acrylamide có khả năng gây bệnh trong khoai tây chiên, bánh mì. Nguyên nhân là, khi những thực phẩm giàu carb được chế biến ở nhiệt độ cao, asparagine acid amin sẽ phản ứng với các chất đường trong thức ăn, tạo thành acrylamide. Nhằm hạn chế lượng acrylamide được sản sinh, bạn nên ngâm khoai tây trong vòng hai giờ trước khi nấu chín. Đặc biệt, trong quá trình nấu, nên duy trì nhiệt độ thấp và đun trong thời gian ngắn, không ninh quá lâu.
Hộp xốp đựng thức ăn - mức nguy hiểm 1. Theo báo cáo từ Chương trình độc chất học quốc gia của Mỹ, styrene là một chất gây ung thư, có thể phá hủy DNA trong cơ thể người. Styrene thường dùng để sản xuất các loại hộp xốp, nhất là các loại hộp đựng thức ăn, bát, đũa, cốc dùng 1 lần…
Để bảo vệ cơ thể mình, hãy cố gắng sử dụng các vật dụng làm bằng chất liệu sứ để đựng thức ăn thay vì lạm dụng chúng. Lưu ý, tuyệt đối không đựng thức ăn nóng bằng hộp xốp bởi ở nhiệt độ cao, chất styrene trong hộp, cốc... có thể được giải phóng và gây độc. Gạo lứt - mức nguy hiểm 5. Asen từng được sử dụng như một thứ vũ khí đáng gờm thời trung cổ. Chất này cũng có thể tìm thấy trong căn phòng chứa lương thực của bạn. Đáng chú ý, khảo sát về an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng được Hiệp hội nhà tiêu dùng Mỹ từng tiết lộ, hàm lượng asen trong gạo lứt đều cao hơn so với gạo trắng. Asen có thể vô hiệu hóa hệ thống tự sửa chữa DNA trong cơ thể. Theo cách này, DNA một khi bị hư hỏng sẽ khó lòng hồi phục trở lại, dễ đột biến gây ung thư.
Lời khuyên các chuyên gia đưa ra là bạn nên vo gạo thật sạch trước khi nấu; sử dụng một chiếc nồi lớn và chế biến với tỷ lệ 6 nước: 1 gạo thay vì tỷ lệ 2:1 như thông thường. Ngoài ra, bạn cũng cố gắng hạn chế tiêu thụ loại thực phẩm này. Tốt nhất không nên ăn quá hai lần trong một tháng. Thuốc lá điện tử - mức độ nguy hiểm 3. Gần đây, các nhà khoa học từng phát hiện chất nitrosamine – yếu tố dễ gây ung thư ở người - có trong sản phẩm thuốc lá thông thường xuất hiện trong một số thương hiệu thuốc lá điện tử. Ngay cả khi bạn không sử dụng thuốc lá điện tử, bạn vẫn có thể đối diện với nguy cơ mắc bệnh khi tiêu thụ xúc xích, thịt hun khói. Nitrat và nitrit có trong các thực phẩm này khi đi vào cơ thể sẽ tác động với axit trong dạ dày và tạo nên nitrosamine gây bệnh. Nhằm hạn chế, bạn nên bỏ thuốc và cắt giảm các loại thực phẩm chế biến sẵn. Bên cạnh đó, luộc hoặc chế biến bằng lò vi sóng sẽ tốt hơn nhiều so với cách chiên giòn hoặc nướng trực tiếp trên ngọn lửa.
Bột giặt, chất tẩy rửa - mức độ nguy hiểm 3 (thang đánh giá độ nguy hiểm dao động từ 1-5). Dù chưa được chứng minh thành phần 1,4 - dioxane trong bột giặt có khả năng gây ung thư ở người song các nhà khoa học từng phát hiện hóa chất này là yếu tố gây ung thư gan và sự xuất hiện khối u mũi ở chuột. Tệ hại hơn, bạn khó có thể nhận dạng 1,4 - dioxane trên thành phần sản phẩm vì nó không phải là một thành phần cụ thể mà là một tạp chất.
Áo sơ mi không nhăn - mức nguy hiểm 2. Để chống nhăn cho một số loại áo sơ mi, người ta nhờ đến chất formaldehyde thường dùng để bảo quản thi thể. Tiếp xúc với chất này lâu dài, cơ thể người có thể đối diện với nguy cơ ung thư mũi, các bệnh đường hô hấp. Tốt nhất, khi mới mua về, bạn nên giặt sạch chúng trước khi mặc.
Khoai tây chiên, bánh mì - mức nguy hiểm 3. Giới chuyên môn từng phát hiện acrylamide có khả năng gây bệnh trong khoai tây chiên, bánh mì. Nguyên nhân là, khi những thực phẩm giàu carb được chế biến ở nhiệt độ cao, asparagine acid amin sẽ phản ứng với các chất đường trong thức ăn, tạo thành acrylamide. Nhằm hạn chế lượng acrylamide được sản sinh, bạn nên ngâm khoai tây trong vòng hai giờ trước khi nấu chín. Đặc biệt, trong quá trình nấu, nên duy trì nhiệt độ thấp và đun trong thời gian ngắn, không ninh quá lâu.
Hộp xốp đựng thức ăn - mức nguy hiểm 1. Theo báo cáo từ Chương trình độc chất học quốc gia của Mỹ, styrene là một chất gây ung thư, có thể phá hủy DNA trong cơ thể người. Styrene thường dùng để sản xuất các loại hộp xốp, nhất là các loại hộp đựng thức ăn, bát, đũa, cốc dùng 1 lần…
Để bảo vệ cơ thể mình, hãy cố gắng sử dụng các vật dụng làm bằng chất liệu sứ để đựng thức ăn thay vì lạm dụng chúng. Lưu ý, tuyệt đối không đựng thức ăn nóng bằng hộp xốp bởi ở nhiệt độ cao, chất styrene trong hộp, cốc... có thể được giải phóng và gây độc.
Gạo lứt - mức nguy hiểm 5. Asen từng được sử dụng như một thứ vũ khí đáng gờm thời trung cổ. Chất này cũng có thể tìm thấy trong căn phòng chứa lương thực của bạn. Đáng chú ý, khảo sát về an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng được Hiệp hội nhà tiêu dùng Mỹ từng tiết lộ, hàm lượng asen trong gạo lứt đều cao hơn so với gạo trắng.
Asen có thể vô hiệu hóa hệ thống tự sửa chữa DNA trong cơ thể. Theo cách này, DNA một khi bị hư hỏng sẽ khó lòng hồi phục trở lại, dễ đột biến gây ung thư.
Lời khuyên các chuyên gia đưa ra là bạn nên vo gạo thật sạch trước khi nấu; sử dụng một chiếc nồi lớn và chế biến với tỷ lệ 6 nước: 1 gạo thay vì tỷ lệ 2:1 như thông thường. Ngoài ra, bạn cũng cố gắng hạn chế tiêu thụ loại thực phẩm này. Tốt nhất không nên ăn quá hai lần trong một tháng.
Thuốc lá điện tử - mức độ nguy hiểm 3. Gần đây, các nhà khoa học từng phát hiện chất nitrosamine – yếu tố dễ gây ung thư ở người - có trong sản phẩm thuốc lá thông thường xuất hiện trong một số thương hiệu thuốc lá điện tử. Ngay cả khi bạn không sử dụng thuốc lá điện tử, bạn vẫn có thể đối diện với nguy cơ mắc bệnh khi tiêu thụ xúc xích, thịt hun khói. Nitrat và nitrit có trong các thực phẩm này khi đi vào cơ thể sẽ tác động với axit trong dạ dày và tạo nên nitrosamine gây bệnh.
Nhằm hạn chế, bạn nên bỏ thuốc và cắt giảm các loại thực phẩm chế biến sẵn. Bên cạnh đó, luộc hoặc chế biến bằng lò vi sóng sẽ tốt hơn nhiều so với cách chiên giòn hoặc nướng trực tiếp trên ngọn lửa.