Với diện tích tự nhiên chỉ 823,1 km2, gói gọn trong 8 đơn vị hành chính cấp huyện, Bắc Ninh là tỉnh có diện tích tự nhiên nhỏ nhất trong số 63 tỉnh thành của nước ta.Dù diện tích khiêm tốn, Bắc Ninh là tỉnh có nhiều trạng nguyên nhất nước ta. Trong những kỳ thi Đình dưới các triều đại phong kiến, Kinh Bắc có tới 17 trạng nguyên và 622 tiến sĩ. Bắc Ninh mảnh đất địa linh nhân kiệt với “Một giỏ ông Đồ / Một bồ ông Cống / Một đống ông Nghè / Một bè tiến sĩ / Một bị trạng nguyên / Một thuyền bảng nhãn”.Lê Văn Thịnh là người làng Đông Cứu, nay là thôn Bảo Tháp, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Ông là thủ khoa đầu tiên của nền giáo dục nước ta. Lê Văn Thịnh đỗ đầu trong kỳ thi Minh Kinh bác học và Nho học tam trường năm 1075 dưới thời vua Lý Nhân Tông.Nguyễn Quan Quang là người xã Tam Sơn, huyện Đông Ngàn (thời Trần thuộc châu Vũ Ninh, lộ Bắc Giang; nay thuộc huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Ông thi đỗ trạng nguyên năm 1246, tức năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 15 đời vua Trần Thái Tông. Nguyễn Quán Quang được ghi nhận là vị trạng nguyên đầu tiên của khoa cử nước ta.Vũ Kiệt (1452-?), người xã Yên Việt, huyện Siêu Loại, Kinh Bắc (nay là thôn Cửu Yên thuộc xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh), đỗ trạng nguyên khoa tháng tư, Nhâm Thìn, Hồng Đức năm thứ 3 (1472), đời vua Lê Thánh Tông. Sinh thời, Vũ Kiệt còn có biệt danh là Trạng Vít - do ngôi làng ông sinh ra có tên Nôm là Vít.Nguyễn Nghiêu Tư (1383-1471) quê huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh ngày nay. Ông đỗ trạng nguyên năm 1448 đời vua Lê Nhân Tông, khi đã 65 tuổi. Sinh thời, Nguyễn Nghiên Tư còn được gọi là Trạng Lợn do ông sinh ra trong gia đình làm nghề mổ lợn, lúc nhỏ lại có tên là Trư.Nguyễn Đăng Đạo (1651-1719), biệt danh là Trạng Bịu, quê ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh ngày nay. Trong chuyến đi sứ sang Trung Quốc năm 1698, ông làm kinh ngạc triều Thanh bởi tri thức uyên bác của mình và được vua Thanh phong là Trạng nguyên Bắc triều.Lý Đạo Tái (1254-1334) quê ở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh ngày nay. Năm 1272, ông thi đỗ trạng nguyên và ra làm quan dưới thời vua Trần Thánh Tông. Sau đó chán ngán sự đời đen bạc, ông xuất gia đi tu với pháp danh Huyền Quang. Lý Đạo Tái là vị trạng nguyên duy nhất trong sử Việt xuất gia tu hành. Kỳ thi 'Minh kinh bác học' đầu tiên của nước Đại Việt Năm 1075, vua Lý Nhân Tông lần đầu tiên cho tuyển chọn quan lại thông qua kỳ thi nhằm tìm ra người có tài phục vụ đất nước.
Với diện tích tự nhiên chỉ 823,1 km2, gói gọn trong 8 đơn vị hành chính cấp huyện, Bắc Ninh là tỉnh có diện tích tự nhiên nhỏ nhất trong số 63 tỉnh thành của nước ta.
Dù diện tích khiêm tốn, Bắc Ninh là tỉnh có nhiều trạng nguyên nhất nước ta. Trong những kỳ thi Đình dưới các triều đại phong kiến, Kinh Bắc có tới 17 trạng nguyên và 622 tiến sĩ. Bắc Ninh mảnh đất địa linh nhân kiệt với “Một giỏ ông Đồ / Một bồ ông Cống / Một đống ông Nghè / Một bè tiến sĩ / Một bị trạng nguyên / Một thuyền bảng nhãn”.
Lê Văn Thịnh là người làng Đông Cứu, nay là thôn Bảo Tháp, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Ông là thủ khoa đầu tiên của nền giáo dục nước ta. Lê Văn Thịnh đỗ đầu trong kỳ thi Minh Kinh bác học và Nho học tam trường năm 1075 dưới thời vua Lý Nhân Tông.
Nguyễn Quan Quang là người xã Tam Sơn, huyện Đông Ngàn (thời Trần thuộc châu Vũ Ninh, lộ Bắc Giang; nay thuộc huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Ông thi đỗ trạng nguyên năm 1246, tức năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 15 đời vua Trần Thái Tông. Nguyễn Quán Quang được ghi nhận là vị trạng nguyên đầu tiên của khoa cử nước ta.
Vũ Kiệt (1452-?), người xã Yên Việt, huyện Siêu Loại, Kinh Bắc (nay là thôn Cửu Yên thuộc xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh), đỗ trạng nguyên khoa tháng tư, Nhâm Thìn, Hồng Đức năm thứ 3 (1472), đời vua Lê Thánh Tông. Sinh thời, Vũ Kiệt còn có biệt danh là Trạng Vít - do ngôi làng ông sinh ra có tên Nôm là Vít.
Nguyễn Nghiêu Tư (1383-1471) quê huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh ngày nay. Ông đỗ trạng nguyên năm 1448 đời vua Lê Nhân Tông, khi đã 65 tuổi. Sinh thời, Nguyễn Nghiên Tư còn được gọi là Trạng Lợn do ông sinh ra trong gia đình làm nghề mổ lợn, lúc nhỏ lại có tên là Trư.
Nguyễn Đăng Đạo (1651-1719), biệt danh là Trạng Bịu, quê ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh ngày nay. Trong chuyến đi sứ sang Trung Quốc năm 1698, ông làm kinh ngạc triều Thanh bởi tri thức uyên bác của mình và được vua Thanh phong là Trạng nguyên Bắc triều.
Lý Đạo Tái (1254-1334) quê ở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh ngày nay. Năm 1272, ông thi đỗ trạng nguyên và ra làm quan dưới thời vua Trần Thánh Tông. Sau đó chán ngán sự đời đen bạc, ông xuất gia đi tu với pháp danh Huyền Quang. Lý Đạo Tái là vị trạng nguyên duy nhất trong sử Việt xuất gia tu hành.
Kỳ thi 'Minh kinh bác học' đầu tiên của nước Đại Việt Năm 1075, vua Lý Nhân Tông lần đầu tiên cho tuyển chọn quan lại thông qua kỳ thi nhằm tìm ra người có tài phục vụ đất nước.