Bức phù điêu Tam Đa của Trung Hoa niên đại thế kỷ 19, hiện vật thuộc bộ sưu tập cổ vật của Victor Thomas Holbé (1857 - 1927), hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử TP.HCM.Victor Thomas Holbé là một dược sĩ phục vụ trong Hải quân Pháp, phó chủ tịch Hội đồng thuộc địa Nam Kỳ. Ảnh: Bình phong bằng đá ngọc của Trung Hoa kỷ 19, hiện vật trong bộ sưu tập Holbé.Ông cũng được biết đến với tư cách một nhà nghiên cứu và sưu tầm cổ vật nổi tiếng, được người đương thời kính trọng. Ảnh: Chân đèn bằng kim loại, Trung Hoa thế kỷ 18-19.Sau khi Holbé qua đời, Hội Nghiên cứu Đông Dương (SEI) đã vận động quyên góp tiền mua lại bộ sưu tập của ông với giá 45.000 đồng Đông Dương. Ảnh: Cốc hai quai bằng đá ngọc, Trung Hoa thế kỷ 19.Sưu tập Holbé gồm 2.160 hiện vật thuộc các nền văn hóa của Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Lào, Campuchia… được làm từ nhiều chất liệu khác nhau. Ảnh: Ống cắm bằng đá ngọc, Trung Hoa thế kỷ 19.Bộ sưu tập Holbé cùng với những hiện vật sẵn có của Hội Nghiên cứu Đông Dương chính là cơ sở để thành lập Bảo tàng Blanchard de la Brosse năm 1929 (nay là Bảo tàng Lịch sử TP.HCM). Ảnh: Đồ rửa bút bằng đá ngọc, Trung Hoa thế kỷ 19.Khi khánh thành Bảo tàng Blanchard de la Brosse vào ngày 1/1/1929, bộ sưu tập Holbé đã được trưng bày ở đại sảnh phục vụ khách tham quan. Ảnh: Đồ rửa bút bằng đá ngọc, Trung Hoa thế kỷ 19.Ngày nay, một số hiện vật tiêu biểu của bộ sưu tập Holbé vẫn được trưng bày ở đại sảnh của Bảo tàng TP HCM, giống như một thế kỷ trước. Ảnh: Đồ rửa bút bằng đá ngọc, Trung Hoa thế kỷ 19.Nhiều hiện vật trong bộ sưu tập của Holbé đã được trưng bày tại các địa điểm nổi tiếng ở Pháp, như tháp Eiffel ở Paris. Ảnh: Gậy như ý bằng đá ngọc, Trung Hoa thế kỷ 19.Có thể nói, đây là một bộ sưu tập hiện vật quý hiếm có giá trị về mặt lịch sử, văn hóa, mỹ thuật, mang tầm cỡ thế giới... Ảnh: Vật trang trí bằng ngà, Trung Hoa thế kỷ 19.Bình gốm Trung Hoa, thế kỷ 18-19, thuộc bộ sưu tập cổ vật của Victor Thomas Holbé, Bảo tàng Lịch sử TP HCM.Các loại lọ hít bằng gốm, thủy tinh, Trung Hoa thế kỷ 19, thuộc bộ sưu tập Holbé.Mời quý độc giả xem video: Câu chuyện về những cổ vật dưới lòng sông Hương | VTV1.
Bức phù điêu Tam Đa của Trung Hoa niên đại thế kỷ 19, hiện vật thuộc bộ sưu tập cổ vật của Victor Thomas Holbé (1857 - 1927), hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử TP.HCM.
Victor Thomas Holbé là một dược sĩ phục vụ trong Hải quân Pháp, phó chủ tịch Hội đồng thuộc địa Nam Kỳ. Ảnh: Bình phong bằng đá ngọc của Trung Hoa kỷ 19, hiện vật trong bộ sưu tập Holbé.
Ông cũng được biết đến với tư cách một nhà nghiên cứu và sưu tầm cổ vật nổi tiếng, được người đương thời kính trọng. Ảnh: Chân đèn bằng kim loại, Trung Hoa thế kỷ 18-19.
Sau khi Holbé qua đời, Hội Nghiên cứu Đông Dương (SEI) đã vận động quyên góp tiền mua lại bộ sưu tập của ông với giá 45.000 đồng Đông Dương. Ảnh: Cốc hai quai bằng đá ngọc, Trung Hoa thế kỷ 19.
Sưu tập Holbé gồm 2.160 hiện vật thuộc các nền văn hóa của Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Lào, Campuchia… được làm từ nhiều chất liệu khác nhau. Ảnh: Ống cắm bằng đá ngọc, Trung Hoa thế kỷ 19.
Bộ sưu tập Holbé cùng với những hiện vật sẵn có của Hội Nghiên cứu Đông Dương chính là cơ sở để thành lập Bảo tàng Blanchard de la Brosse năm 1929 (nay là Bảo tàng Lịch sử TP.HCM). Ảnh: Đồ rửa bút bằng đá ngọc, Trung Hoa thế kỷ 19.
Khi khánh thành Bảo tàng Blanchard de la Brosse vào ngày 1/1/1929, bộ sưu tập Holbé đã được trưng bày ở đại sảnh phục vụ khách tham quan. Ảnh: Đồ rửa bút bằng đá ngọc, Trung Hoa thế kỷ 19.
Ngày nay, một số hiện vật tiêu biểu của bộ sưu tập Holbé vẫn được trưng bày ở đại sảnh của Bảo tàng TP HCM, giống như một thế kỷ trước. Ảnh: Đồ rửa bút bằng đá ngọc, Trung Hoa thế kỷ 19.
Nhiều hiện vật trong bộ sưu tập của Holbé đã được trưng bày tại các địa điểm nổi tiếng ở Pháp, như tháp Eiffel ở Paris. Ảnh: Gậy như ý bằng đá ngọc, Trung Hoa thế kỷ 19.
Có thể nói, đây là một bộ sưu tập hiện vật quý hiếm có giá trị về mặt lịch sử, văn hóa, mỹ thuật, mang tầm cỡ thế giới... Ảnh: Vật trang trí bằng ngà, Trung Hoa thế kỷ 19.
Bình gốm Trung Hoa, thế kỷ 18-19, thuộc bộ sưu tập cổ vật của Victor Thomas Holbé, Bảo tàng Lịch sử TP HCM.
Các loại lọ hít bằng gốm, thủy tinh, Trung Hoa thế kỷ 19, thuộc bộ sưu tập Holbé.
Mời quý độc giả xem video: Câu chuyện về những cổ vật dưới lòng sông Hương | VTV1.