Sinh ngày 2/5/1892, Manfred von Richthofen - phi công xuất sắc nhất Thế chiến 1 - lớn lên trong một gia đình giàu có ở Phổ (ngày nay là Ba Lan).Năm 11 tuổi, phi công Richthofen theo học ở trường quân sự. Về sau, ông theo học Học viện Quân sự Hoàng gia Đức.Sau khi tốt nghiệp, Richthofen trở thành sĩ quan kỵ binh. Ông được biên chế vào trung đoàn Uhlans Kaiser Alexander III vào tháng 4/1911. Lúc này, ông mang quân hàm thiếu úy.Kể từ khi Thế chiến 1 nổ ra, trung đoàn của Richthofen làm nhiệm vụ ở cả mặt trận phía Đông và phía Tây.Sau một thời gian chiến đấu, Richthofen xin cấp trên chuyển sang lực lượng không quân. Nhận được sự đồng ý, ông tham gia và hoàn thành khóa huấn luyện phi công trong 4 tuần. Ông hoàn thành khóa học sớm hơn so với đa số phi công 3 tháng.Kết thúc khóa học bay, Richthofen được điều đến đơn vị Kampfgeschwader 11. Tại đơn vị mới, ông được những phi công dày dặn kinh nghiệm chỉ dẫn những "tuyệt chiêu" để dễ dàng tiêu diệt máy bay địch.Vào tháng 9/1915, phi công Richthofen bắn hạ được máy bay địch đầu tiên. Đến đầu năm 1917, ông bắn hạ 16 máy bay của các nước đối đầu với Đức.Vào tháng 1/1917, Richthofen trở thành chỉ huy phi đội Jasta 11. Trong số các thành viên của phi đội này có em trai của "Nam tước đỏ" - Lothar von Richthofen.Tuy nhiên, vào ngày 21/4/1918, máy bay của "Nam tước đỏ" trúng đạn của lực lượng Không quân Canada gần Saily-le-Sac. Kết quả là máy bay rơi khiến Richthofen tử nạn.Tính đến thời điểm đó, phi công "Nam tước đỏ" bắn hạ 80 máy bay địch với nhiều loại khác nhau. Đây là một thành tích "khủng" đối với một phi công. Theo đó, cuộc đời huy hoàng của ông đi vào lịch sử và được người đời nhớ mãi. Mời độc giả xem video: Gặp lại nữ phi công đầu tiên của Việt Nam. Nguồn: HANOITV.
Sinh ngày 2/5/1892, Manfred von Richthofen - phi công xuất sắc nhất Thế chiến 1 - lớn lên trong một gia đình giàu có ở Phổ (ngày nay là Ba Lan).
Năm 11 tuổi, phi công Richthofen theo học ở trường quân sự. Về sau, ông theo học Học viện Quân sự Hoàng gia Đức.
Sau khi tốt nghiệp, Richthofen trở thành sĩ quan kỵ binh. Ông được biên chế vào trung đoàn Uhlans Kaiser Alexander III vào tháng 4/1911. Lúc này, ông mang quân hàm thiếu úy.
Kể từ khi Thế chiến 1 nổ ra, trung đoàn của Richthofen làm nhiệm vụ ở cả mặt trận phía Đông và phía Tây.
Sau một thời gian chiến đấu, Richthofen xin cấp trên chuyển sang lực lượng không quân. Nhận được sự đồng ý, ông tham gia và hoàn thành khóa huấn luyện phi công trong 4 tuần. Ông hoàn thành khóa học sớm hơn so với đa số phi công 3 tháng.
Kết thúc khóa học bay, Richthofen được điều đến đơn vị Kampfgeschwader 11. Tại đơn vị mới, ông được những phi công dày dặn kinh nghiệm chỉ dẫn những "tuyệt chiêu" để dễ dàng tiêu diệt máy bay địch.
Vào tháng 9/1915, phi công Richthofen bắn hạ được máy bay địch đầu tiên. Đến đầu năm 1917, ông bắn hạ 16 máy bay của các nước đối đầu với Đức.
Vào tháng 1/1917, Richthofen trở thành chỉ huy phi đội Jasta 11. Trong số các thành viên của phi đội này có em trai của "Nam tước đỏ" - Lothar von Richthofen.
Tuy nhiên, vào ngày 21/4/1918, máy bay của "Nam tước đỏ" trúng đạn của lực lượng Không quân Canada gần Saily-le-Sac. Kết quả là máy bay rơi khiến Richthofen tử nạn.
Tính đến thời điểm đó, phi công "Nam tước đỏ" bắn hạ 80 máy bay địch với nhiều loại khác nhau. Đây là một thành tích "khủng" đối với một phi công. Theo đó, cuộc đời huy hoàng của ông đi vào lịch sử và được người đời nhớ mãi.
Mời độc giả xem video: Gặp lại nữ phi công đầu tiên của Việt Nam. Nguồn: HANOITV.