Cuộc sống của binh sĩ trên chiến trường Thế chiến 1 vô cùng khắc nghiệt. Họ phải đối mặt với nhiều nguy hiểm đến tính mạng từ những cuộc chiến khốc liệt giữa các bên tham chiến.Không chỉ bị thương vong bởi bom đạn của kẻ địch, binh sĩ trong Chiến tranh thế giới 1 còn đối mặt với nỗi ám ảnh kinh hoàng do loài chuột gây ra.Cụ thể, chiến tranh chiến hào là một trong những đặc điểm nổi bật Ở mặt trận phía Tây trong Thế chiến 1. Binh sĩ các nước không chỉ chiến đấu trong các chiến hào nhỏ hẹp mà còn sinh hoạt ngay tại nơi này.Do các chiến hào chật chội, bẩn thỉu, ẩm ướt, lầy lội khi vào mùa mưa nên nhiều cuộc sống của binh sĩ càng xấu đi.Cuộc sống của các binh sĩ trở thành "địa ngục" khi bị loài chuột "hành hạ". Loài động vật gặm nhấm này có mặt ở hầu khắp các chiến hào. Chúng luôn tìm đến những nơi có rác thải của con người để tìm kiếm cái ăn.Không những vậy, những con chuột vô cùng to lớn và hung dữ. Chúng không chỉ ăn thức ăn thừa mà còn xâm phạm thi thể binh sĩ tử trận chưa kịp mai táng.Đáng sợ hơn, vào các buổi tối, lũ chuột càng hoành hành hơn khi cắn vào vết thương hở của những binh sĩ ngủ thiếp đi vì mệt mỏi.Theo đó, vết thương của binh sĩ càng lâu khỏi hơn. Thậm chí, do tiếp xúc với những con chuột mang mầm bệnh nên một số binh sĩ mất mạng vì chúng.Dù các binh sĩ làm nhiều cách tiêu diệt lũ chuột như dùng bẫy, dao hay thậm chí là súng. Họ cũng dùng nhiều con mèo, chó để bắt chuột. Tuy nhiên, họ không thể diệt trừ hoàn toàn loài vật này.Vì vậy, sau khi trở về từ chiến trường Thế chiến 1, nhiều binh sĩ bị ám ảnh bởi lũ chuột. Họ không thể quên được cuộc sống "địa ngục" đã trải qua cho đến lúc qua đời. Mời độc giả xem video: Khoảng 800.000 tấn bom đạn còn sót lại sau chiến tranh. Nguồn: THĐT1.
Cuộc sống của binh sĩ trên chiến trường Thế chiến 1 vô cùng khắc nghiệt. Họ phải đối mặt với nhiều nguy hiểm đến tính mạng từ những cuộc chiến khốc liệt giữa các bên tham chiến.
Không chỉ bị thương vong bởi bom đạn của kẻ địch, binh sĩ trong Chiến tranh thế giới 1 còn đối mặt với nỗi ám ảnh kinh hoàng do loài chuột gây ra.
Cụ thể, chiến tranh chiến hào là một trong những đặc điểm nổi bật Ở mặt trận phía Tây trong Thế chiến 1. Binh sĩ các nước không chỉ chiến đấu trong các chiến hào nhỏ hẹp mà còn sinh hoạt ngay tại nơi này.
Do các chiến hào chật chội, bẩn thỉu, ẩm ướt, lầy lội khi vào mùa mưa nên nhiều cuộc sống của binh sĩ càng xấu đi.
Cuộc sống của các binh sĩ trở thành "địa ngục" khi bị loài chuột "hành hạ". Loài động vật gặm nhấm này có mặt ở hầu khắp các chiến hào. Chúng luôn tìm đến những nơi có rác thải của con người để tìm kiếm cái ăn.
Không những vậy, những con chuột vô cùng to lớn và hung dữ. Chúng không chỉ ăn thức ăn thừa mà còn xâm phạm thi thể binh sĩ tử trận chưa kịp mai táng.
Đáng sợ hơn, vào các buổi tối, lũ chuột càng hoành hành hơn khi cắn vào vết thương hở của những binh sĩ ngủ thiếp đi vì mệt mỏi.
Theo đó, vết thương của binh sĩ càng lâu khỏi hơn. Thậm chí, do tiếp xúc với những con chuột mang mầm bệnh nên một số binh sĩ mất mạng vì chúng.
Dù các binh sĩ làm nhiều cách tiêu diệt lũ chuột như dùng bẫy, dao hay thậm chí là súng. Họ cũng dùng nhiều con mèo, chó để bắt chuột. Tuy nhiên, họ không thể diệt trừ hoàn toàn loài vật này.
Vì vậy, sau khi trở về từ chiến trường Thế chiến 1, nhiều binh sĩ bị ám ảnh bởi lũ chuột. Họ không thể quên được cuộc sống "địa ngục" đã trải qua cho đến lúc qua đời.
Mời độc giả xem video: Khoảng 800.000 tấn bom đạn còn sót lại sau chiến tranh. Nguồn: THĐT1.