Cuối tháng 5, nghề làm nước mắm ở Phú Quốc được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo thống kê, tại đảo ngọc hiện có gần 60 nhà thùng nước mắm, tập trung phần lớn ở phường Dương Đông, TP Phú Quốc, duy trì sản xuất nước mắm theo quy trình truyền thống. Nước mắm Phú Quốc làm từ cá cơm, ủ chượp trong thùng gỗ 12-18 tháng, hoàn toàn tự nhiên... Ảnh: Tâm Bùi.Năm 2020, nghề làm muối ở Bạc Liêu được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo hồ sơ tư liệu, nghề truyền thống này đã có bề dày lịch sử hơn trăm năm, trở thành một nét văn hóa của vùng đất Bạc Liêu, tập trung ở các huyện ven biển Đông Hải, Hòa Bình. Với điều kiện tự nhiên độc đáo của địa phương, hạt muối làm ra ở đây không đắng hay chát, được đánh giá cao về hương vị. Ảnh: Phạm Ngôn.Nghề làm bánh pía ở Sóc Trăng (tập trung ở các xã Phú Tâm, Thuận Hòa, An Hiệp thuộc huyện Châu Thành) được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2020. Theo hồ sơ tư liệu của Cục Di sản văn hóa, "pía" theo tiếng Triều Châu có nghĩa là bánh, đây là loại bánh do người Minh Hương (người Hoa) di cư mang sang Việt Nam từ thế kỷ 16. Quy trình làm bánh gồm các bước như làm vỏ bánh, làm nhân bánh, nướng bánh và đóng gói. Ảnh: Công Lập Thành.Nghề muối ba khía ở Cà Mau hình thành từ nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương là con ba khía. Thuộc loài giáp xác, ba khía trông khá giống cua đồng, sống ở vùng nước mặn, lợ, ven sông rạch, trên lưng có ba gạch nên được đặt tên ba khía. Cách bắt và muối ba khía khá cầu kỳ. Món ba khía muối có thể sử dụng trực tiếp hoặc trộn thêm các gia vị khác, tùy người chế biến. Nghề muối ba khía ở Cà Mau được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào cuối năm 2019. Ảnh: Mustgo.Được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, nghề gác kèo ong ở Cà Mau gắn với rừng tràm U Minh Hạ, thuộc 2 huyện U Minh và Trần Văn Thời. Theo hồ sơ tư liệu của Cục Di sản văn hóa, kèo ong được mô phỏng theo cách thức dựng nhà, làm nhà bằng gỗ tràm, cau, bình bát... để dẫn dụ ong về làm tổ, tạo môi trường sống cho chúng. Nghề này được coi là một nghệ thuật, đòi hỏi kinh nghiệm, bí quyết riêng. Bông tràm nở rộ, tỏa hương thơm dịu đóng vai trò quan trọng để dẫn dụ ong. Ảnh: Hiếu Nghĩa.Huyện Giồng Trôm ở Bến Tre có nghề làm bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ năm 2018. Ước tính nghề truyền thống ở đây đã có mặt hơn 100 năm. Dân gian lưu truyền câu "Bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc" để ca ngợi đặc sản này của xứ dừa Bến Tre. Ảnh: Vietnam Signature.Nghề làm bánh tráng phơi sương ở Trảng Bàng, Tây Ninh được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ năm 2015. Sau khi tráng bánh bằng bột gạo, phơi bánh, người ta thêm công đoạn nướng bánh, rồi lại đem phơi bánh cho đẫm sương đêm, mới cho ra thành phẩm. Nhờ đó, bánh tráng phơi sương có độ dày dai, deo dẻo đặc trưng. Ảnh: Lê Quân.
Cuối tháng 5, nghề làm nước mắm ở Phú Quốc được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo thống kê, tại đảo ngọc hiện có gần 60 nhà thùng nước mắm, tập trung phần lớn ở phường Dương Đông, TP Phú Quốc, duy trì sản xuất nước mắm theo quy trình truyền thống. Nước mắm Phú Quốc làm từ cá cơm, ủ chượp trong thùng gỗ 12-18 tháng, hoàn toàn tự nhiên... Ảnh: Tâm Bùi.
Năm 2020, nghề làm muối ở Bạc Liêu được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo hồ sơ tư liệu, nghề truyền thống này đã có bề dày lịch sử hơn trăm năm, trở thành một nét văn hóa của vùng đất Bạc Liêu, tập trung ở các huyện ven biển Đông Hải, Hòa Bình. Với điều kiện tự nhiên độc đáo của địa phương, hạt muối làm ra ở đây không đắng hay chát, được đánh giá cao về hương vị. Ảnh: Phạm Ngôn.
Nghề làm bánh pía ở Sóc Trăng (tập trung ở các xã Phú Tâm, Thuận Hòa, An Hiệp thuộc huyện Châu Thành) được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2020. Theo hồ sơ tư liệu của Cục Di sản văn hóa, "pía" theo tiếng Triều Châu có nghĩa là bánh, đây là loại bánh do người Minh Hương (người Hoa) di cư mang sang Việt Nam từ thế kỷ 16. Quy trình làm bánh gồm các bước như làm vỏ bánh, làm nhân bánh, nướng bánh và đóng gói. Ảnh: Công Lập Thành.
Nghề muối ba khía ở Cà Mau hình thành từ nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương là con ba khía. Thuộc loài giáp xác, ba khía trông khá giống cua đồng, sống ở vùng nước mặn, lợ, ven sông rạch, trên lưng có ba gạch nên được đặt tên ba khía. Cách bắt và muối ba khía khá cầu kỳ. Món ba khía muối có thể sử dụng trực tiếp hoặc trộn thêm các gia vị khác, tùy người chế biến. Nghề muối ba khía ở Cà Mau được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào cuối năm 2019. Ảnh: Mustgo.
Được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, nghề gác kèo ong ở Cà Mau gắn với rừng tràm U Minh Hạ, thuộc 2 huyện U Minh và Trần Văn Thời. Theo hồ sơ tư liệu của Cục Di sản văn hóa, kèo ong được mô phỏng theo cách thức dựng nhà, làm nhà bằng gỗ tràm, cau, bình bát... để dẫn dụ ong về làm tổ, tạo môi trường sống cho chúng. Nghề này được coi là một nghệ thuật, đòi hỏi kinh nghiệm, bí quyết riêng. Bông tràm nở rộ, tỏa hương thơm dịu đóng vai trò quan trọng để dẫn dụ ong. Ảnh: Hiếu Nghĩa.
Huyện Giồng Trôm ở Bến Tre có nghề làm bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ năm 2018. Ước tính nghề truyền thống ở đây đã có mặt hơn 100 năm. Dân gian lưu truyền câu "Bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc" để ca ngợi đặc sản này của xứ dừa Bến Tre. Ảnh: Vietnam Signature.
Nghề làm bánh tráng phơi sương ở Trảng Bàng, Tây Ninh được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia từ năm 2015. Sau khi tráng bánh bằng bột gạo, phơi bánh, người ta thêm công đoạn nướng bánh, rồi lại đem phơi bánh cho đẫm sương đêm, mới cho ra thành phẩm. Nhờ đó, bánh tráng phơi sương có độ dày dai, deo dẻo đặc trưng. Ảnh: Lê Quân.