Nhà văn Kim Lân (1920-2007) tên thật là Nguyễn Văn Tài, quê ở làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông chỉ được học hết tiểu học rồi đi làm.Nhà văn Kim Lân viết truyện ngắn từ năm 1941. Ông viết nhiều về nông thôn Việt Nam, về cuộc sống lam lũ vất vả của người nông dân thời kỳ đó. Ông nổi tiếng với các tác phẩm: “Vợ nhặt”, “Làng”, Con chó xấu xí…Không chỉ là nhà văn nổi tiếng, Kim Lân còn là diễn viên, thậm chí là diễn viên có nghề, dù ông chỉ tham gia điện ảnh cho vui với bạn. Từ Pụ Pạng trong Vợ chồng A Phủ tới lão Hạc trong Làng Vũ Đại ngày ấy, đều thành vai để đời.Trong phim Vợ chồng A Phủ, Kim Lân vào vai Pụ Pạng, một kẻ vừa ma quái, vừa hèn đớn đầy ấn tượng. Khán giả thật khó quên cảnh Pụ Pạng “phê phê”, mắt lim dim bên bàn đèn, thào thào: “Cứ hút đi, đứa chịu tiền phạt phải trả, đừng lo”.Ấn tượng nhất là cảnh Pụ Pạng với dáng điệu khòm khòm đứng, bàn tay gầy guộc ôm ngực cất giọng khào khào, khè khè, kẻ cả kể tội A Phủ trong cảnh bị phạt vạ: "Thằng A Phủ kia! Mày phải nộp vạ cho người mày đánh là 20 đồng, nộp quan Thống lý 20 đồng, mỗi ông xéo phải được 2 đồng".Trong phim Chị Dậu, Kim Lân hóa thân thành công vào vai Lý Cựu, một kẻ nhỏ nhen, ti tiện, ích kỷ, luồn trên, nạt dưới vô cùng đáng ghét.Có lẽ, với ngoại hình, gương mặt khắc khổ, cùng diễn xuất chân thực, diễn mà tưng tửng như không, nên sau phim Chị Dậu, Kim Lân tiếp tục được mời vào vai Lão Hạc trong phim Làng Vũ Đại ngày ấy.Vai diễn vừa khó, vừa thách thức vì phải diễn cùng diễn viên đặc biệt- chó. Đoàn làm phim hết sức lo lắng vì con chó thuê về chưa quen "chủ". Thêm nữa, chỉ sợ nó không chịu sự “chỉ đạo”, phá bĩnh, làm khó cho Kim Lân.Tuy nhiên, nhà văn tỏ ra rất bình thản, ông bảo với đạo diễn: “Anh để tôi chăm nom con chó, cho nó ăn uống, vuốt ve nó mới dễ làm thân. Giờ nó đang sợ, đừng ai lại gần, cũng không được dọa nạt, bắt nó vào vai như người được đâu”.Hơn 1 tuần, "cậu vàng của Lão Hạc" đã bị Kim Lân thu phục. Nó quấn quýt bên nhà văn cả ngày lẫn đêm không rời một bước. Nhờ đó, cảnh cậu Vàng chia tay chủ, bị tròng đầu lôi đi, chú vùng vẫy, hướng mặt về phía chủ kêu cứu... đã mang đến bao cảm xúc sâu sắc cho công chúng.Nhà văn Phạm Ngọc Tiến từng thán phục tài nhà văn Kim Lân: “Không quá một chút nào, bằng vai Lão Hạc trong Làng Vũ Đại ngày ấy, cụ Kim Lân xứng đáng là nhà văn đóng phim hay nhất mọi thời đại ở ta từ xưa đến nay. Vai Lão Hạc, cụ đóng cứ như không. Tài ơi là tài…”.Những vai diễn của Kim Lân thực sự đã để lại cho khán giả bao cảm xúc về khả năng “tay ngang” ở độ chân thật, ngọt nhuyễn, không lạc điệu, không bị “phô”.Ông diễn mà như thật và thật như diễn. Nhân vật do Kim Lân đảm nhận vì thế tạo nên những rung cảm sâu sắc trong khán giả và sự cảm phục của người trong nghề. Các nhà phê bình điện ảnh cho rằng, Kim Lân nhập vai thành công trước hết vì ông là nhà văn có chiều sâu tâm lý và hiểu nhân vật. Điều ấy đã góp phần làm nên một vị thế riêng của Kim Lân.Mời độc giả xem video:Nỗi cơ cực của người dân trồng vải. Nguồn: Tin Tức VTV24.
Nhà văn Kim Lân (1920-2007) tên thật là Nguyễn Văn Tài, quê ở làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông chỉ được học hết tiểu học rồi đi làm.
Nhà văn Kim Lân viết truyện ngắn từ năm 1941. Ông viết nhiều về nông thôn Việt Nam, về cuộc sống lam lũ vất vả của người nông dân thời kỳ đó. Ông nổi tiếng với các tác phẩm: “Vợ nhặt”, “Làng”, Con chó xấu xí…
Không chỉ là nhà văn nổi tiếng, Kim Lân còn là diễn viên, thậm chí là diễn viên có nghề, dù ông chỉ tham gia điện ảnh cho vui với bạn. Từ Pụ Pạng trong Vợ chồng A Phủ tới lão Hạc trong Làng Vũ Đại ngày ấy, đều thành vai để đời.
Trong phim Vợ chồng A Phủ, Kim Lân vào vai Pụ Pạng, một kẻ vừa ma quái, vừa hèn đớn đầy ấn tượng. Khán giả thật khó quên cảnh Pụ Pạng “phê phê”, mắt lim dim bên bàn đèn, thào thào: “Cứ hút đi, đứa chịu tiền phạt phải trả, đừng lo”.
Ấn tượng nhất là cảnh Pụ Pạng với dáng điệu khòm khòm đứng, bàn tay gầy guộc ôm ngực cất giọng khào khào, khè khè, kẻ cả kể tội A Phủ trong cảnh bị phạt vạ: "Thằng A Phủ kia! Mày phải nộp vạ cho người mày đánh là 20 đồng, nộp quan Thống lý 20 đồng, mỗi ông xéo phải được 2 đồng".
Trong phim Chị Dậu, Kim Lân hóa thân thành công vào vai Lý Cựu, một kẻ nhỏ nhen, ti tiện, ích kỷ, luồn trên, nạt dưới vô cùng đáng ghét.
Có lẽ, với ngoại hình, gương mặt khắc khổ, cùng diễn xuất chân thực, diễn mà tưng tửng như không, nên sau phim Chị Dậu, Kim Lân tiếp tục được mời vào vai Lão Hạc trong phim Làng Vũ Đại ngày ấy.
Vai diễn vừa khó, vừa thách thức vì phải diễn cùng diễn viên đặc biệt- chó. Đoàn làm phim hết sức lo lắng vì con chó thuê về chưa quen "chủ". Thêm nữa, chỉ sợ nó không chịu sự “chỉ đạo”, phá bĩnh, làm khó cho Kim Lân.
Tuy nhiên, nhà văn tỏ ra rất bình thản, ông bảo với đạo diễn: “Anh để tôi chăm nom con chó, cho nó ăn uống, vuốt ve nó mới dễ làm thân. Giờ nó đang sợ, đừng ai lại gần, cũng không được dọa nạt, bắt nó vào vai như người được đâu”.
Hơn 1 tuần, "cậu vàng của Lão Hạc" đã bị Kim Lân thu phục. Nó quấn quýt bên nhà văn cả ngày lẫn đêm không rời một bước. Nhờ đó, cảnh cậu Vàng chia tay chủ, bị tròng đầu lôi đi, chú vùng vẫy, hướng mặt về phía chủ kêu cứu... đã mang đến bao cảm xúc sâu sắc cho công chúng.
Nhà văn Phạm Ngọc Tiến từng thán phục tài nhà văn Kim Lân: “Không quá một chút nào, bằng vai Lão Hạc trong Làng Vũ Đại ngày ấy, cụ Kim Lân xứng đáng là nhà văn đóng phim hay nhất mọi thời đại ở ta từ xưa đến nay. Vai Lão Hạc, cụ đóng cứ như không. Tài ơi là tài…”.
Những vai diễn của Kim Lân thực sự đã để lại cho khán giả bao cảm xúc về khả năng “tay ngang” ở độ chân thật, ngọt nhuyễn, không lạc điệu, không bị “phô”.
Ông diễn mà như thật và thật như diễn. Nhân vật do Kim Lân đảm nhận vì thế tạo nên những rung cảm sâu sắc trong khán giả và sự cảm phục của người trong nghề.
Các nhà phê bình điện ảnh cho rằng, Kim Lân nhập vai thành công trước hết vì ông là nhà văn có chiều sâu tâm lý và hiểu nhân vật. Điều ấy đã góp phần làm nên một vị thế riêng của Kim Lân.
Mời độc giả xem video:Nỗi cơ cực của người dân trồng vải. Nguồn: Tin Tức VTV24.