Tọa lạc trên núi Ngọc Trản, thuộc làng Ngọc Hồ, phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế, điện Hòn Chén vừa là một thắng cảnh nổi tiếng, vừa là di tích gắn với gắn với nhiều giai thoại lạ lùng của xứ Huế. Ảnh: Để đến điện Hòn Chén, du khách phải đi thuyền từ bến Than.Tương truyền, trên đỉnh núi đặt điện Hòn Chén có một chỗ đất trũng xuống, đường kính vài mét, chung quanh có vòng đá dựng như bờ giếng, hễ gặp mưa thì nước đọng lại trông như cái chén đựng nước trong. Cho nên từ xa xưa, hòn núi được đặt tên Ngọc Trản (núi Chén Ngọc) và dân gian gọi là Hòn Chén. Ảnh: Toàn cảnh núi Ngọc Trản và điện Hòn Chén.Trước khi người Việt đến định cư ở Huế, điện Hòn Chén là nơi ngày xưa người Chàm thờ nữ thần PoNagar. Sau đó người Việt theo Thiên Tiên Thánh Giáo đến đây sinh sống tiếp tục thờ bà dưới xưng Thánh Mẫu Thiên Y A Na. Ảnh: Một trong các lối lên điện Hòn Chén từ chân núi.Tục truyền rằng, tại núi Ngọc Trản, một năm hai lần đức Thánh mẫu Thiên Y A Na giáng trần để ban phước lành cho chúng sinh. Đó là cứ vào dịp Xuân tế (tháng ba) và Thu tế (tháng bảy). Ảnh: Minh Kính Đài - điện thờ Chính của điện Hòn Chén.Điện Hòn Chén cũng gắn với những giai thoại nổi tiếng của các vua nhà Nguyễn. Ảnh: ban thờ chính trong Minh Kính Đài.Dân gian truyền rằng khi còn trị vì, vua Minh Mạng trong một lần lên đây đã đánh rơi một chén ngọc xuống dòng sông Hương. Ảnh: Sân trước Minh Kính Đài.Tưởng không cách gì lấy lại được thì bỗng nhiên một con rùa to bằng chiếc chiếu nổi lên ngậm chén ngọc trả lại cho nhà vua. Vì vậy điện Hòn Chén còn được dân gian gọi bằng cái tên khác là điện Hoàn Chén. Ảnh: Chùa Thánh - nơi thờ Thiên Y A Na Thánh Mẫu ở điện Hòn Chén.Bên cạnh đó, còn một giai thoại khác của điện Hòn Chén gắn với vua Đồng Khánh. Ảnh: Ban thờ trong chùa Thánh.Từ năm 1883 đến năm 1885, Nguyễn Phúc Ưng Kỷ (vua Ðồng Khánh sau này) chờ đợi mãi vẫn chưa được lên nối ngôi cha nuôi là vua Tự Ðức. Ông nhờ mẹ là phi Bùi Thị Thanh lên đền thò trên núi Ngọc Trản cầu đảo và hỏi Thánh Mẫu Thiên Y A Na xem mình có làm vua được không. Ảnh: Bên trong Dinh Ngũ Vị Thánh Bà ở điện Hòn Chén.Mẫu cho biết ông sẽ toại nguyện. Bởi vậy, sau khi lên ngôi, năm 1886, vua Ðồng Khánh liền cho xây lại đền này một cách khang trang, làm thêm nhiều đồ tự khí để thờ, và đổi tên ngôi đền là Huệ Nam Ðiện để tỏ lòng biết ơn Thánh Mẫu. Ảnh: Một bức tượng nổi đắp trên tường ở điện Hòn Chén.Có một điều kỳ lạ, theo nguyên tắc xưa, ông vua nào cũng đứng trên các thánh thần trong cả nước, nhưng vua Ðồng Khánh lại hạ mình nhận làm đồ đệ của Thánh Mẫu, dù chỉ gọi thánh mẫu bằng "Chị". Vua Ðồng Khánh cũng đã đưa cuộc lễ hằng năm tại đây vào hàng quốc lễ. Ảnh: Nhà Quan Cư - một công trình thong điện Hòn Chén.Có thể nói, điện Hòn Chén là ngôi điện thờ duy nhất có một vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân xứ Huế và đó cũng là ngôi điện duy nhất ở Huế có sự kết hợp giữa nghi thức cung đình và tín ngưỡng dân gian. Ảnh: Động thờ ông Hạ Ban (tức ông Hổ - con cọp) tại điện Hòn Chén.Đây cũng là nơi hội tụ những thành tựu đính cao của nền nghệ thuật nhà Nguyễn, thể hiện qua các chi tiết trang trí tinh xảo, sinh động đồ thờ tự được chế tác công phu. Ảnh: Đồ thờ tự tại điện Hòn Chén.
Tọa lạc trên núi Ngọc Trản, thuộc làng Ngọc Hồ, phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế, điện Hòn Chén vừa là một thắng cảnh nổi tiếng, vừa là di tích gắn với gắn với nhiều giai thoại lạ lùng của xứ Huế. Ảnh: Để đến điện Hòn Chén, du khách phải đi thuyền từ bến Than.
Tương truyền, trên đỉnh núi đặt điện Hòn Chén có một chỗ đất trũng xuống, đường kính vài mét, chung quanh có vòng đá dựng như bờ giếng, hễ gặp mưa thì nước đọng lại trông như cái chén đựng nước trong. Cho nên từ xa xưa, hòn núi được đặt tên Ngọc Trản (núi Chén Ngọc) và dân gian gọi là Hòn Chén. Ảnh: Toàn cảnh núi Ngọc Trản và điện Hòn Chén.
Trước khi người Việt đến định cư ở Huế, điện Hòn Chén là nơi ngày xưa người Chàm thờ nữ thần PoNagar. Sau đó người Việt theo Thiên Tiên Thánh Giáo đến đây sinh sống tiếp tục thờ bà dưới xưng Thánh Mẫu Thiên Y A Na. Ảnh: Một trong các lối lên điện Hòn Chén từ chân núi.
Tục truyền rằng, tại núi Ngọc Trản, một năm hai lần đức Thánh mẫu Thiên Y A Na giáng trần để ban phước lành cho chúng sinh. Đó là cứ vào dịp Xuân tế (tháng ba) và Thu tế (tháng bảy). Ảnh: Minh Kính Đài - điện thờ Chính của điện Hòn Chén.
Điện Hòn Chén cũng gắn với những giai thoại nổi tiếng của các vua nhà Nguyễn. Ảnh: ban thờ chính trong Minh Kính Đài.
Dân gian truyền rằng khi còn trị vì, vua Minh Mạng trong một lần lên đây đã đánh rơi một chén ngọc xuống dòng sông Hương. Ảnh: Sân trước Minh Kính Đài.
Tưởng không cách gì lấy lại được thì bỗng nhiên một con rùa to bằng chiếc chiếu nổi lên ngậm chén ngọc trả lại cho nhà vua. Vì vậy điện Hòn Chén còn được dân gian gọi bằng cái tên khác là điện Hoàn Chén. Ảnh: Chùa Thánh - nơi thờ Thiên Y A Na Thánh Mẫu ở điện Hòn Chén.
Bên cạnh đó, còn một giai thoại khác của điện Hòn Chén gắn với vua Đồng Khánh. Ảnh: Ban thờ trong chùa Thánh.
Từ năm 1883 đến năm 1885, Nguyễn Phúc Ưng Kỷ (vua Ðồng Khánh sau này) chờ đợi mãi vẫn chưa được lên nối ngôi cha nuôi là vua Tự Ðức. Ông nhờ mẹ là phi Bùi Thị Thanh lên đền thò trên núi Ngọc Trản cầu đảo và hỏi Thánh Mẫu Thiên Y A Na xem mình có làm vua được không. Ảnh: Bên trong Dinh Ngũ Vị Thánh Bà ở điện Hòn Chén.
Mẫu cho biết ông sẽ toại nguyện. Bởi vậy, sau khi lên ngôi, năm 1886, vua Ðồng Khánh liền cho xây lại đền này một cách khang trang, làm thêm nhiều đồ tự khí để thờ, và đổi tên ngôi đền là Huệ Nam Ðiện để tỏ lòng biết ơn Thánh Mẫu. Ảnh: Một bức tượng nổi đắp trên tường ở điện Hòn Chén.
Có một điều kỳ lạ, theo nguyên tắc xưa, ông vua nào cũng đứng trên các thánh thần trong cả nước, nhưng vua Ðồng Khánh lại hạ mình nhận làm đồ đệ của Thánh Mẫu, dù chỉ gọi thánh mẫu bằng "Chị". Vua Ðồng Khánh cũng đã đưa cuộc lễ hằng năm tại đây vào hàng quốc lễ. Ảnh: Nhà Quan Cư - một công trình thong điện Hòn Chén.
Có thể nói, điện Hòn Chén là ngôi điện thờ duy nhất có một vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân xứ Huế và đó cũng là ngôi điện duy nhất ở Huế có sự kết hợp giữa nghi thức cung đình và tín ngưỡng dân gian. Ảnh: Động thờ ông Hạ Ban (tức ông Hổ - con cọp) tại điện Hòn Chén.
Đây cũng là nơi hội tụ những thành tựu đính cao của nền nghệ thuật nhà Nguyễn, thể hiện qua các chi tiết trang trí tinh xảo, sinh động đồ thờ tự được chế tác công phu. Ảnh: Đồ thờ tự tại điện Hòn Chén.