Cố đô Huế ngày nay còn lưu giữ lại 15 chiếc vạc đồng cổ được đúc dưới thời nhà Nguyễn. Trong số đó, nổi tiếng nhất là hai chiếc vạc đặt tại sân điện Cần Chánh trong Tử Cấm Thành.Đây là những chiếc vạc to nhất, nặng nhất, được trang trí đẹp nhất, không chỉ của nhà Nguyễn mà của cả Việt Nam còn lại đến ngày nay.Hai chiếc vạc đều được đúc dưới thời chúa Nguyễn Phúc Tần (1620 - 1687). Chiếc thứ nhất đúc năm 1660, nặng 1.552kg. Chiếc thứ hai đúc năm 1662, nặng 1.489kg. Cả hai đều có bốn quai, đường kính miệng trên 1,2 m, cao trên 1 m.Hai chiếc vạc này có hình dáng và kiểu thức trang trí rất giống nhau, thân vạc được chia thành 60 ô hộc chữ nhật bằng nhau ngăn cách bởi các nhóm vạch thẳng đứng.Mỗi ô đều có hoa văn riêng, bao gồm tinh tú, hoa lá, chim thú chạm khắc một cách công phu.Trong 15 chiếc vạc đồng cổ còn lại ở Huế, có 11 chiếc được chúa Nguyễn Phúc Chu và chúa Nguyễn Phúc Tần cho đúc từ năm 1631 đến năm 1684.Mục đích của chúa Nguyễn khi cho đúc những chiếc vạc đồng này là để biểu dương uy quyền và sự bền vững của triều đại, đánh dấu những chiến thắng với quân Trịnh trong công cuộc mở mang lãnh thổ về phía nam.Việc đúc đồng chủ yếu do Jean de la Croix, một người Bồ Đào Nha cùng những người thợ thủ công khéo tay của xứ Đàng Trong đảm trách. Croix đến Huế vào nửa đầu thế kỷ 17, sống tại Phường Đúc, lấy vợ người Việt và được xem là người sáng lập ra ngành đúc đồng nổi tiếng ở nơi đây.Hai chiếc vạc đồng ở điện Cần Chánh có thể coi là những tác phẩm nghệ thuật quí hiếm, thể hiện thành tựu và giá trị mỹ thuật đồ đồng độc đáo dưới thời chúa Nguyễn Phúc Tần.
Cố đô Huế ngày nay còn lưu giữ lại 15 chiếc vạc đồng cổ được đúc dưới thời nhà Nguyễn. Trong số đó, nổi tiếng nhất là hai chiếc vạc đặt tại sân điện Cần Chánh trong Tử Cấm Thành.
Đây là những chiếc vạc to nhất, nặng nhất, được trang trí đẹp nhất, không chỉ của nhà Nguyễn mà của cả Việt Nam còn lại đến ngày nay.
Hai chiếc vạc đều được đúc dưới thời chúa Nguyễn Phúc Tần (1620 - 1687). Chiếc thứ nhất đúc năm 1660, nặng 1.552kg. Chiếc thứ hai đúc năm 1662, nặng 1.489kg. Cả hai đều có bốn quai, đường kính miệng trên 1,2 m, cao trên 1 m.
Hai chiếc vạc này có hình dáng và kiểu thức trang trí rất giống nhau, thân vạc được chia thành 60 ô hộc chữ nhật bằng nhau ngăn cách bởi các nhóm vạch thẳng đứng.
Mỗi ô đều có hoa văn riêng, bao gồm tinh tú, hoa lá, chim thú chạm khắc một cách công phu.
Trong 15 chiếc vạc đồng cổ còn lại ở Huế, có 11 chiếc được chúa Nguyễn Phúc Chu và chúa Nguyễn Phúc Tần cho đúc từ năm 1631 đến năm 1684.
Mục đích của chúa Nguyễn khi cho đúc những chiếc vạc đồng này là để biểu dương uy quyền và sự bền vững của triều đại, đánh dấu những chiến thắng với quân Trịnh trong công cuộc mở mang lãnh thổ về phía nam.
Việc đúc đồng chủ yếu do Jean de la Croix, một người Bồ Đào Nha cùng những người thợ thủ công khéo tay của xứ Đàng Trong đảm trách. Croix đến Huế vào nửa đầu thế kỷ 17, sống tại Phường Đúc, lấy vợ người Việt và được xem là người sáng lập ra ngành đúc đồng nổi tiếng ở nơi đây.
Hai chiếc vạc đồng ở điện Cần Chánh có thể coi là những tác phẩm nghệ thuật quí hiếm, thể hiện thành tựu và giá trị mỹ thuật đồ đồng độc đáo dưới thời chúa Nguyễn Phúc Tần.