Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, kho xăng dầu Nhà Bè cạnh cảng Nhà Bè ở Sài Gòn là nơi để hàng của ba hãng nhiên liệu nổi tiếng Caltex, Shell và Esso. Trong đó, Shell là kho lớn nhất, rộng 14 ha, có 72 bồn xăng, phân nửa trong đó có sức chứa hơn 10 triệu lít, cung cấp 60% xăng, dầu cho các hoạt động dân sự và quân sự của Mỹ - chính quyền Sài Gòn.Do tầm quan trọng đặc biệt, nên kho Shell được bảo vệ một cách đặc biệt với 12 lớp rào bao bọc, gồm rào song sắt, rào chẻ ba thả dây thép gai bùng nhùng cao 3,5m cùng với sự hỗ trợ của chó nghiệp vụ, ngỗng, mìn, pháo sáng, hệ thống đèn pha, tháp canh... Đặc biệt, địch xây dựng hệ thống phòng thủ liên hoàn, từ cách bố trí lực lượng đến điều kiện địa hình, cả dưới nước và trên không.Kể từ tháng 10/1972, theo chỉ thị của Bộ chỉ huy Miền, kho xăng dầu Nhà Bè trở thành mục tiêu số một của Đặc công Rừng Sác. Sau 14 chuyến điều tra, nghiên cứu hết sức công phu, Đoàn 10 Rừng Sác quyết định giao nhiệm vụ đánh Kho xăng, dầu Nhà Bè cho nhóm đặc công Đội 5. Ngày 30/11/1973, Đoàn 10 Rừng Sác làm lễ xuất quân cho 8 "cảm tử quân" thực hiện trận đánh kho xăng dầu Nhà Bè.Đêm 2/12, 8 chiến sĩ đặc công Rừng Sác liên kết với nhau bằng một sợi dây, thả mình bập bềnh trên mặt nước, trôi từ từ hướng về kho Shell. Với kỹ thuật điêu luyện, họ dễ dàng vượt qua các chướng ngại vật phía ngoài. Sau nhiều giờ luồn sâu, phá các lớp rào, các chiến sĩ đặt trái điểm hỏa lên mục tiêu rồi rút khỏi trận địa. Vào 0h35 sáng 3/12, kho xăng dầu Nhà Bè nổ lớn, lửa cháy rực trời.Kho xăng Shell bốc cháy sáng rực bầu trời phía Nam Sài Gòn suốt 12 ngày đêm. Tám ngày sau khi kho nổ, lửa bắt sang bồn chứa một triệu lít dầu ma-dút. Địch sợ lửa cháy lan sang hãng Caltex, Esso, phải mở khóa xả ống dẫn dầu. Dầu chảy lênh láng ra sông Sài Gòn, sông Lòng Tàu, sông Soài Rạp, tới tận Vàm Láng, Gò Công.Trận đánh đạt hiệu quả cực lớn. Các hãng thông tấn phương Tây và báo chí Sài Gòn lúc bấy giờ thú nhận: Kho Shell hoàn toàn bị thiêu hủy, cháy 35 triệu gallon xăng, dầu, tương đương 250 triệu lít, 12 bồn butaga, một tàu dầu Hà Lan 12 nghìn tấn, một cơ sở lọc dầu, một cơ sở trộn nhớt, một khu chứa lương thực. Tổng cộng thiệt hại khoảng 20 triệu USD. Hệ thống cung ứng xăng dầu bị cắt đứt nhiều ngày.Về phía ta, có hai trong tám chiến sĩ tham gia trận đánh hi sinh là đồng chí Nguyễn Công Bao và Phạm Văn Tiềm. Theo thông tin ta khai thác được, hai anh đã bị 7 tàu địch vây chặt, chúng bắt được và lôi lên tàu. Khi địch lại gần, hai chiến sĩ đã rút lựu đạn quyết tử khiến hàng chục tên địch thương vong.Sau ngày giải phóng miền Nam, ta khai thác tài liệu trong trụ sở Bộ Quốc phòng chính quyền Sài Gòn, thấy hồ sơ vụ cháy kho xăng dầu Nhà Bè chất đầy 4 tủ sắt. Địch không thể tìm ra được cách đánh của ta nên chỉ kết luận một cách mơ hồ: "Đây là trận đánh do nội tuyến kết hợp với đặc công thực hiện".
Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, kho xăng dầu Nhà Bè cạnh cảng Nhà Bè ở Sài Gòn là nơi để hàng của ba hãng nhiên liệu nổi tiếng Caltex, Shell và Esso. Trong đó, Shell là kho lớn nhất, rộng 14 ha, có 72 bồn xăng, phân nửa trong đó có sức chứa hơn 10 triệu lít, cung cấp 60% xăng, dầu cho các hoạt động dân sự và quân sự của Mỹ - chính quyền Sài Gòn.
Do tầm quan trọng đặc biệt, nên kho Shell được bảo vệ một cách đặc biệt với 12 lớp rào bao bọc, gồm rào song sắt, rào chẻ ba thả dây thép gai bùng nhùng cao 3,5m cùng với sự hỗ trợ của chó nghiệp vụ, ngỗng, mìn, pháo sáng, hệ thống đèn pha, tháp canh... Đặc biệt, địch xây dựng hệ thống phòng thủ liên hoàn, từ cách bố trí lực lượng đến điều kiện địa hình, cả dưới nước và trên không.
Kể từ tháng 10/1972, theo chỉ thị của Bộ chỉ huy Miền, kho xăng dầu Nhà Bè trở thành mục tiêu số một của Đặc công Rừng Sác. Sau 14 chuyến điều tra, nghiên cứu hết sức công phu, Đoàn 10 Rừng Sác quyết định giao nhiệm vụ đánh Kho xăng, dầu Nhà Bè cho nhóm đặc công Đội 5. Ngày 30/11/1973, Đoàn 10 Rừng Sác làm lễ xuất quân cho 8 "cảm tử quân" thực hiện trận đánh kho xăng dầu Nhà Bè.
Đêm 2/12, 8 chiến sĩ đặc công Rừng Sác liên kết với nhau bằng một sợi dây, thả mình bập bềnh trên mặt nước, trôi từ từ hướng về kho Shell. Với kỹ thuật điêu luyện, họ dễ dàng vượt qua các chướng ngại vật phía ngoài. Sau nhiều giờ luồn sâu, phá các lớp rào, các chiến sĩ đặt trái điểm hỏa lên mục tiêu rồi rút khỏi trận địa. Vào 0h35 sáng 3/12, kho xăng dầu Nhà Bè nổ lớn, lửa cháy rực trời.
Kho xăng Shell bốc cháy sáng rực bầu trời phía Nam Sài Gòn suốt 12 ngày đêm. Tám ngày sau khi kho nổ, lửa bắt sang bồn chứa một triệu lít dầu ma-dút. Địch sợ lửa cháy lan sang hãng Caltex, Esso, phải mở khóa xả ống dẫn dầu. Dầu chảy lênh láng ra sông Sài Gòn, sông Lòng Tàu, sông Soài Rạp, tới tận Vàm Láng, Gò Công.
Trận đánh đạt hiệu quả cực lớn. Các hãng thông tấn phương Tây và báo chí Sài Gòn lúc bấy giờ thú nhận: Kho Shell hoàn toàn bị thiêu hủy, cháy 35 triệu gallon xăng, dầu, tương đương 250 triệu lít, 12 bồn butaga, một tàu dầu Hà Lan 12 nghìn tấn, một cơ sở lọc dầu, một cơ sở trộn nhớt, một khu chứa lương thực. Tổng cộng thiệt hại khoảng 20 triệu USD. Hệ thống cung ứng xăng dầu bị cắt đứt nhiều ngày.
Về phía ta, có hai trong tám chiến sĩ tham gia trận đánh hi sinh là đồng chí Nguyễn Công Bao và Phạm Văn Tiềm. Theo thông tin ta khai thác được, hai anh đã bị 7 tàu địch vây chặt, chúng bắt được và lôi lên tàu. Khi địch lại gần, hai chiến sĩ đã rút lựu đạn quyết tử khiến hàng chục tên địch thương vong.
Sau ngày giải phóng miền Nam, ta khai thác tài liệu trong trụ sở Bộ Quốc phòng chính quyền Sài Gòn, thấy hồ sơ vụ cháy kho xăng dầu Nhà Bè chất đầy 4 tủ sắt. Địch không thể tìm ra được cách đánh của ta nên chỉ kết luận một cách mơ hồ: "Đây là trận đánh do nội tuyến kết hợp với đặc công thực hiện".