Theo Cổng thông tin điện tử Khánh Hòa, lầu Bảo Đại còn được gọi là biệt thự Cầu Đá, được xây dựng từ năm 1923, nay thuộc phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Đây là một trong những nơi nghỉ dưỡng cao cấp của vua Bảo Đại và Nam Phương Hoàng hậu, khi ông còn tại vị trong giai đoạn 1940-1945.Biệt thự Cầu Đá là chuỗi 5 tòa biệt thự, lúc đầu được xây dựng làm nơi ở cho các nhà hải dương học. Chúng được đặt tên là Les Agaves (Xương Rồng), Les Frangipaniers (Bông Sứ), Les Bouguinvilles (Bông Giấy), Les Flamboyants (Phượng Vĩ), Les Badamniers (Cây Bàng). Các loại cây có tên giống biệt thự được trồng quanh vườn. Tại đây, người Pháp cho xây dựng Viện Hải dương học Nha Trang năm 1925.Khi Bảo Đại lên ngôi, người Pháp đã chuyển giao 2 biệt thự Xương Rồng và Bông Sứ cho ông năm 1926. Vị vua triều Nguyễn và hoàng hậu Nam Phương dùng 2 biệt thự này làm nơi nghỉ dưỡng. Vì thế, biệt thự Cầu Đá còn được gọi là lầu Bảo Đại.Theo Cổng thông tin Du lịch Khánh Hòa, biệt thự Cầu Đá được xây dựng trên 3 ngọn đồi nhô ra sát biển của núi Chụt (Cảnh Long). Biệt thự được xây dựng ở vị trí đẹp, không gian thoáng, thơ mộng. Nhìn từ xa, núi Chụt chạy dài theo bờ biển giống như con rồng xanh khổng lồ ôm lấy Nha Trang. 3 ngọn đồi trên mỏm núi giống như đầu rồng đang giỡn nước. Ngày nay, đây là di tích thu hút khách du lịch tham quan.Ngoài biệt thự Cầu Đá ở Nha Trang, một địa điểm khác ở miền biển Nam Trung Bộ từng được vua Bảo Đại chọn nghỉ dưỡng là Bạch Dinh ở Vũng Tàu. Đây cũng là dinh nổi tiếng, được xây dựng ngay cạnh bờ biển của thành phố Vũng Tàu ngày nay.Ngoài những thành phố miền biển Nha Trang hay Vũng Tàu, cựu hoàng Bảo Đại cũng chọn Đà Lạt làm nơi nghỉ dưỡng ưa thích. Ông vua triều Nguyễn từng có thời gian dài sinh sống tại thành phố này.Theo sách "Lịch sử Việt Nam hiện đại", sau cách mạng tháng Tám thành công, chiều 30/8/1945, tại cửa Ngọ Môn kinh thành Huế, vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị, trao lại ấn tín và kiếm cho Chính phủ Cách mạng. Ông kết thúc cuộc đời làm vua của mình với câu nói: "Tôi muốn được làm dân một nước tự do, hơn làm vua một nước nô lệ".Bảo Đại là vua cuối cùng của triều Nguyễn. Ông sang Pháp du học ngay khi còn nhỏ. Sau này, khi chế độ phong kiến sụp đổ, Bảo Đại sang Pháp sinh sống, qua đời, được an táng tại thủ đô Paris.
Theo Cổng thông tin điện tử Khánh Hòa, lầu Bảo Đại còn được gọi là biệt thự Cầu Đá, được xây dựng từ năm 1923, nay thuộc phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Đây là một trong những nơi nghỉ dưỡng cao cấp của vua Bảo Đại và Nam Phương Hoàng hậu, khi ông còn tại vị trong giai đoạn 1940-1945.
Biệt thự Cầu Đá là chuỗi 5 tòa biệt thự, lúc đầu được xây dựng làm nơi ở cho các nhà hải dương học. Chúng được đặt tên là Les Agaves (Xương Rồng), Les Frangipaniers (Bông Sứ), Les Bouguinvilles (Bông Giấy), Les Flamboyants (Phượng Vĩ), Les Badamniers (Cây Bàng). Các loại cây có tên giống biệt thự được trồng quanh vườn. Tại đây, người Pháp cho xây dựng Viện Hải dương học Nha Trang năm 1925.
Khi Bảo Đại lên ngôi, người Pháp đã chuyển giao 2 biệt thự Xương Rồng và Bông Sứ cho ông năm 1926. Vị vua triều Nguyễn và hoàng hậu Nam Phương dùng 2 biệt thự này làm nơi nghỉ dưỡng. Vì thế, biệt thự Cầu Đá còn được gọi là lầu Bảo Đại.
Theo Cổng thông tin Du lịch Khánh Hòa, biệt thự Cầu Đá được xây dựng trên 3 ngọn đồi nhô ra sát biển của núi Chụt (Cảnh Long). Biệt thự được xây dựng ở vị trí đẹp, không gian thoáng, thơ mộng. Nhìn từ xa, núi Chụt chạy dài theo bờ biển giống như con rồng xanh khổng lồ ôm lấy Nha Trang. 3 ngọn đồi trên mỏm núi giống như đầu rồng đang giỡn nước. Ngày nay, đây là di tích thu hút khách du lịch tham quan.
Ngoài biệt thự Cầu Đá ở Nha Trang, một địa điểm khác ở miền biển Nam Trung Bộ từng được vua Bảo Đại chọn nghỉ dưỡng là Bạch Dinh ở Vũng Tàu. Đây cũng là dinh nổi tiếng, được xây dựng ngay cạnh bờ biển của thành phố Vũng Tàu ngày nay.
Ngoài những thành phố miền biển Nha Trang hay Vũng Tàu, cựu hoàng Bảo Đại cũng chọn Đà Lạt làm nơi nghỉ dưỡng ưa thích. Ông vua triều Nguyễn từng có thời gian dài sinh sống tại thành phố này.
Theo sách "Lịch sử Việt Nam hiện đại", sau cách mạng tháng Tám thành công, chiều 30/8/1945, tại cửa Ngọ Môn kinh thành Huế, vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị, trao lại ấn tín và kiếm cho Chính phủ Cách mạng. Ông kết thúc cuộc đời làm vua của mình với câu nói: "Tôi muốn được làm dân một nước tự do, hơn làm vua một nước nô lệ".
Bảo Đại là vua cuối cùng của triều Nguyễn. Ông sang Pháp du học ngay khi còn nhỏ. Sau này, khi chế độ phong kiến sụp đổ, Bảo Đại sang Pháp sinh sống, qua đời, được an táng tại thủ đô Paris.