1. Địa đạo Củ Chi, Việt Nam trước kia từng là nơi trú ẩn của người dân Củ Chi cũng như các chiến sĩ cách mạng trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Khu nhà ở, bệnh viện, đường tiếp tế, khu vực kho hàng và thậm chí một chiếc xe tăng đã được phát hiện ở khu địa đạo này.
2. Thị trấn ngầm Coober Pedy, Nam Australia. Do nhận được ít ánh sáng mặt trời trong năm, vì thế hầu hết 3.000 cư dân ở đây thường thích sống và làm việc trong lòng đất, nơi có các công trình như nhà thờ, hàng ăn, khách sạn và cửa hiệu buôn bán.
3. Mỏ muối Wieliczka, Krakow, Ba Lan. Bắt đầu đưa vào khai thác từ thế kỉ 13 cho tới tận năm 2007, hiện nay 2% diện tích toàn khu mỏ này đã được chuyển thành điểm tham quan du lịch.
4. Hầm mộ Paris. Khi nghĩa trang của thành phố Paris trở nên quá tải, chính quyền đã quyết định xây dựng khu hầm mộ nằm ở độ sâu 20 mét. Tới đây, du khách sẽ có phần kinh sợ trước những thi thể mất đầu vốn bị tử hình bằng máy chém hồi Cách mạng Pháp năm 1789.
5. Được hình thành từ thế kỉ 8 TCN, thành phố ngầm Cappadocia ở Thổ Nhĩ Kỳ bao gồm một mạng lưới dày đặc các hang động dưới lòng đất. Trong số các hang động này, hang Derinkuyu nằm ở độ sâu 60 mét là hang rộng nhất với hơn 20.000 người sinh sống ở đó.
6. Mary King’s Close là một địa điểm với các đường phố nằm dưới lòng đất Edinburgh (Anh). Thực ra, trước nạn dịch hạch năm 1645, Mary King’s Close đã từng là một khu phố buôn bán sầm uất.
7. Đường hầm Seattle, Washington, Mỹ. Sau trận đại hỏa hoạn năm 1889 thiêu rụi khá nhiều công trình, chính quyền Seattle quyết định tôn nền cao hơn nhằm chuẩn bị cho kế hoạch xây dựng lại thành phố. Vì thế, thành phố nguyên bản đã nằm sâu dưới lòng đất từ 3-10 mét so với thành phố mới.
8. Đường hầm chống lũ G-Can ở Tokyo, Nhật Bản. Trong suốt mùa mưa, hệ thống đường hầm này sẽ giữ cho thành phố Tokyo tránh khỏi tình trạng lũ lụt. Các đường hầm nằm ở độ sâu 50 mét, dài tới 6 km với hàng loạt máy bơm công suất 78 mã lực và các bể chứa chuyên dụng để chống lũ hiệu quả.
9. Địa đạo Shanghai, Portland, Oregon, Mỹ. Địa đạo này là một loạt các đoạn kết nối những tầng hầm của các quán bar và khách sạn ở sát sông Willamette. Trước năm 1800, hầm ngầm này là nơi di chuyển hàng hóa từ các tàu thuyền cập cảng nơi đây.
10. Boongke Greenbrier, West Virginia, Mỹ. Cuối những năm 1950, chính phủ Mỹ kiến nghị chủ nhân của khách sạn Greenbrier xây dựng một căn hầm trú ấn ở ngay dưới lòng khách sạn trong trường hợp chiến tranh hạt nhân xảy ra. Ngày nay, nó đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn lữ khách.
11. Đường hầm Moose Jaw, Canada. Hồi đầu những năm 1900, nhằm bảo vệ những người công nhân đường sắt gốc Trung Quốc khỏi cuộc khủng bố Yellow Peril, chính quyền đã đào các đường hầm ở ngay dưới trung tâm thành phố Moose Jaw.
12. Thành phố hang động ở Nottingham, Anh. Từ thế kỉ 11, mạng lưới hầm này được sử dụng như nhà ở cho tới năm 1845, khi đạo luật Enclose Act ban hành với mục đích cấm sử dụng hang động làm nơi ở cho người nghèo.
1. Địa đạo Củ Chi, Việt Nam trước kia từng là nơi trú ẩn của người dân Củ Chi cũng như các chiến sĩ cách mạng trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Khu nhà ở, bệnh viện, đường tiếp tế, khu vực kho hàng và thậm chí một chiếc xe tăng đã được phát hiện ở khu địa đạo này.
2. Thị trấn ngầm Coober Pedy, Nam Australia. Do nhận được ít ánh sáng mặt trời trong năm, vì thế hầu hết 3.000 cư dân ở đây thường thích sống và làm việc trong lòng đất, nơi có các công trình như nhà thờ, hàng ăn, khách sạn và cửa hiệu buôn bán.
3. Mỏ muối Wieliczka, Krakow, Ba Lan. Bắt đầu đưa vào khai thác từ thế kỉ 13 cho tới tận năm 2007, hiện nay 2% diện tích toàn khu mỏ này đã được chuyển thành điểm tham quan du lịch.
4. Hầm mộ Paris. Khi nghĩa trang của thành phố Paris trở nên quá tải, chính quyền đã quyết định xây dựng khu hầm mộ nằm ở độ sâu 20 mét. Tới đây, du khách sẽ có phần kinh sợ trước những thi thể mất đầu vốn bị tử hình bằng máy chém hồi Cách mạng Pháp năm 1789.
5. Được hình thành từ thế kỉ 8 TCN, thành phố ngầm Cappadocia ở Thổ Nhĩ Kỳ bao gồm một mạng lưới dày đặc các hang động dưới lòng đất. Trong số các hang động này, hang Derinkuyu nằm ở độ sâu 60 mét là hang rộng nhất với hơn 20.000 người sinh sống ở đó.
6. Mary King’s Close là một địa điểm với các đường phố nằm dưới lòng đất Edinburgh (Anh). Thực ra, trước nạn dịch hạch năm 1645, Mary King’s Close đã từng là một khu phố buôn bán sầm uất.
7. Đường hầm Seattle, Washington, Mỹ. Sau trận đại hỏa hoạn năm 1889 thiêu rụi khá nhiều công trình, chính quyền Seattle quyết định tôn nền cao hơn nhằm chuẩn bị cho kế hoạch xây dựng lại thành phố. Vì thế, thành phố nguyên bản đã nằm sâu dưới lòng đất từ 3-10 mét so với thành phố mới.
8. Đường hầm chống lũ G-Can ở Tokyo, Nhật Bản. Trong suốt mùa mưa, hệ thống đường hầm này sẽ giữ cho thành phố Tokyo tránh khỏi tình trạng lũ lụt. Các đường hầm nằm ở độ sâu 50 mét, dài tới 6 km với hàng loạt máy bơm công suất 78 mã lực và các bể chứa chuyên dụng để chống lũ hiệu quả.
9. Địa đạo Shanghai, Portland, Oregon, Mỹ. Địa đạo này là một loạt các đoạn kết nối những tầng hầm của các quán bar và khách sạn ở sát sông Willamette. Trước năm 1800, hầm ngầm này là nơi di chuyển hàng hóa từ các tàu thuyền cập cảng nơi đây.
10. Boongke Greenbrier, West Virginia, Mỹ. Cuối những năm 1950, chính phủ Mỹ kiến nghị chủ nhân của khách sạn Greenbrier xây dựng một căn hầm trú ấn ở ngay dưới lòng khách sạn trong trường hợp chiến tranh hạt nhân xảy ra. Ngày nay, nó đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn lữ khách.
11. Đường hầm Moose Jaw, Canada. Hồi đầu những năm 1900, nhằm bảo vệ những người công nhân đường sắt gốc Trung Quốc khỏi cuộc khủng bố Yellow Peril, chính quyền đã đào các đường hầm ở ngay dưới trung tâm thành phố Moose Jaw.
12. Thành phố hang động ở Nottingham, Anh. Từ thế kỉ 11, mạng lưới hầm này được sử dụng như nhà ở cho tới năm 1845, khi đạo luật Enclose Act ban hành với mục đích cấm sử dụng hang động làm nơi ở cho người nghèo.