Nói về địa đạo Củ Chi, nhiều tướng lĩnh bên kia chiến tuyến đã phải thốt lên: “Đây quả là một công trình phức tạp và tinh vi mà không một kiến trúc sư nào có thể thiết kế được”. Quả thật đây đúng là một mê cung dưới lòng đất. Địa đạo Củ Chi nằm trên một địa bàn rộng lớn gồm 6 xã ở phía bắc huyện Củ Chi (TP Hồ Chí Minh). Trong kháng chiến chống Pháp, những mét địa đạo đầu tiên được du kích đào ở xã Tân Phú Trung, năm 1948. Đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, địa đạo tiếp tục được phát triển với quy mô lớn hơn và mức độ phức tạp hơn và đã nối liền 6 xã phía bắc huyện Củ Chi với tổng chiều dài lên tới 250 km. Toàn bộ hệ thống địa đạo gồm 3 tầng. Tầng 1 cách mặt đất khoảng 3m. Tầng 2 cách từ 4 đến 6m, tầng sâu nhất cách mặt đất 8 đến 10m, có chỗ đến 12m. Việc đào hệ thống địa đạo hoàn toàn chỉ bằng sức người với những cuốc xẻng thô sơ và cái ki xúc đất bằng tre. Khối lượng đất đá hàng triệu m3 đào lên từ lòng đất được “phi tang” bằng nhiều cách: đổ xuống hố bom hoặc đem đắp thành ụ mối, có khi đổ xuống ruộng rồi cày bừa trồng hoa màu lên trên. Trong kháng chiến chống Mỹ, địa đạo Củ Chi đã hứng chịu tất cả các loại bom, pháo của Mỹ - Ngụy. Kích thước địa đạo chỉ cao khoảng 70 cm, và đủ rộng cho 1 người đi khom. Bên trong địa đạo là bản sao khổng lồ của đời sống trên mặt đất với đầy đủ nơi sinh hoạt, ngủ nghỉ… Bếp Hoàng Cầm trong địa đạo với hệ thống tản khói để tránh bị máy bay phát hiện. Phòng họp ở trong địa đạo. Chông là loại vũ khí phổ biến và ám ảnh lính Mỹ nhất ở Củ Chi.
Có đầy đủ các loại chông từ chông tre đến chông sắt với hình dáng và cách bố trí khác nhau đã gây ra nỗi ám ảnh cho quân đội Mỹ Ngụy.
Mô hình chông trục quay.
Một lỗ thông hơi được ngụy trang bằng ụ mối. Chỉ có 70m địa đạo mở cửa cho du khách tham quan nhưng nhiều người đã phải bỏ lên giữa chừng để thở và lắc đầu thán phục “Thế mà ngày xưa người ta sống cả năm ở trong này được”. Hiện tại, chỉ còn một phần của hệ thống địa đạo ở Bến Dược (xưa là căn cứ của bộ tư lệnh Sài Gòn - Chợ Lớn) và địa đạo Bến Đình (căn cứ của huyện ủy Củ Chi). Trong ảnh là du khách đang đi xuống địa đạo.
Nói về địa đạo Củ Chi, nhiều tướng lĩnh bên kia chiến tuyến đã phải thốt lên: “Đây quả là một công trình phức tạp và tinh vi mà không một kiến trúc sư nào có thể thiết kế được”. Quả thật đây đúng là một mê cung dưới lòng đất. Địa đạo Củ Chi nằm trên một địa bàn rộng lớn gồm 6 xã ở phía bắc huyện Củ Chi (TP Hồ Chí Minh). Trong kháng chiến chống Pháp, những mét địa đạo đầu tiên được du kích đào ở xã Tân Phú Trung, năm 1948.
Đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, địa đạo tiếp tục được phát triển với quy mô lớn hơn và mức độ phức tạp hơn và đã nối liền 6 xã phía bắc huyện Củ Chi với tổng chiều dài lên tới 250 km.
Toàn bộ hệ thống địa đạo gồm 3 tầng. Tầng 1 cách mặt đất khoảng 3m. Tầng 2 cách từ 4 đến 6m, tầng sâu nhất cách mặt đất 8 đến 10m, có chỗ đến 12m.
Việc đào hệ thống địa đạo hoàn toàn chỉ bằng sức người với những cuốc xẻng thô sơ và cái ki xúc đất bằng tre.
Khối lượng đất đá hàng triệu m3 đào lên từ lòng đất được “phi tang” bằng nhiều cách: đổ xuống hố bom hoặc đem đắp thành ụ mối, có khi đổ xuống ruộng rồi cày bừa trồng hoa màu lên trên.
Trong kháng chiến chống Mỹ, địa đạo Củ Chi đã hứng chịu tất cả các loại bom, pháo của Mỹ - Ngụy.
Kích thước địa đạo chỉ cao khoảng 70 cm, và đủ rộng cho 1 người đi khom.
Bên trong địa đạo là bản sao khổng lồ của đời sống trên mặt đất với đầy đủ nơi sinh hoạt, ngủ nghỉ…
Bếp Hoàng Cầm trong địa đạo với hệ thống tản khói để tránh bị máy bay phát hiện.
Phòng họp ở trong địa đạo.
Chông là loại vũ khí phổ biến và ám ảnh lính Mỹ nhất ở Củ Chi.
Có đầy đủ các loại chông từ chông tre đến chông sắt với hình dáng và cách bố trí khác nhau đã gây ra nỗi ám ảnh cho quân đội Mỹ Ngụy.
Mô hình chông trục quay.
Một lỗ thông hơi được ngụy trang bằng ụ mối.
Chỉ có 70m địa đạo mở cửa cho du khách tham quan nhưng nhiều người đã phải bỏ lên giữa chừng để thở và lắc đầu thán phục “Thế mà ngày xưa người ta sống cả năm ở trong này được”.
Hiện tại, chỉ còn một phần của hệ thống địa đạo ở Bến Dược (xưa là căn cứ của bộ tư lệnh Sài Gòn - Chợ Lớn) và địa đạo Bến Đình (căn cứ của huyện ủy Củ Chi). Trong ảnh là du khách đang đi xuống địa đạo.