Theo chia sẻ của bác sĩ Trần Văn Phúc (Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội), những năm 1950, dịch bệnh bại liệt hoành hành trên khắp Việt Nam. Để phòng bệnh, người dân chỉ còn biết giữ con mình ở nhà. Tỷ lệ mắc bại liệt thời điểm đó là 126 trên 100 nghìn dân.Bệnh bại liệt là một bệnh nhiễm virus cấp tính lây truyền theo đường tiêu hóa do virus Polio gây nên, khiến trẻ nhỏ bị sốt không rõ nguyên nhân, sau đó đột ngột không thở được, liệt không đồng đều, rồi tử vong. Những trẻ may mắn sống sót để lại di chứng tàn tật suốt đời.Trong tình cảnh ấy, Bộ trưởng Bộ Y tế – bác sĩ Phạm Ngọc Thạch - đã giao cho bác sĩ Hoàng Thủy Nguyên nhiệm vụ chế tạo vắc xin phòng bại liệt. Bác sĩ Hoàng Thủy Nguyên đã lập một đội gồm những bác sĩ người trẻ, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao.Nhóm nghiên cứu đã chọn một đảo hoang ở vịnh Bái Tử Long làm nơi nuôi khỉ Macaca Mulatta, đối tượng để nghiên cứu phân lập virus làm vắc xin phòng bại liệt.Trong bối cảnh thiếu thốn về trang thiết bị, tiến sĩ Yvonne Capdeville, người phụ trách Ủy ban Hợp tác Khoa học – Kỹ thuật Pháp Việt đã vận động quyên góp từ giới trí thức Paris mua tặng nhóm nghiên cứu một kính hiển vi điện tử.Đến năm 1962, vắc xin bại liệt của Việt Nam chính thức ra đời và thử nghiệm lâm sàng. Chính những nhân viên y tế đã tình nguyện cho con em mình thử. Cuối cùng vắc xin đã thành công. Hàng triệu liều được sản xuất, bệnh bại liệt dần dần được thanh toán.Cùng thời điểm, vắc xin đậu mùa cũng được Việt Nam nghiên cứu thành công. Làm chủ được công nghệ sản xuất vắc xin, chương trình tiêm chủng mở rộng nhanh chóng được triển khai, trở thành điểm sáng của ngành y tế Việt Nam... Mời quý độc giả xem video: Những Bộ đội Cụ Hồ trong thời bình. Nguồn: Truyền hình Nhân Dân.
Theo chia sẻ của bác sĩ Trần Văn Phúc (Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội), những năm 1950, dịch bệnh bại liệt hoành hành trên khắp Việt Nam. Để phòng bệnh, người dân chỉ còn biết giữ con mình ở nhà. Tỷ lệ mắc bại liệt thời điểm đó là 126 trên 100 nghìn dân.
Bệnh bại liệt là một bệnh nhiễm virus cấp tính lây truyền theo đường tiêu hóa do virus Polio gây nên, khiến trẻ nhỏ bị sốt không rõ nguyên nhân, sau đó đột ngột không thở được, liệt không đồng đều, rồi tử vong. Những trẻ may mắn sống sót để lại di chứng tàn tật suốt đời.
Trong tình cảnh ấy, Bộ trưởng Bộ Y tế – bác sĩ Phạm Ngọc Thạch - đã giao cho bác sĩ Hoàng Thủy Nguyên nhiệm vụ chế tạo vắc xin phòng bại liệt. Bác sĩ Hoàng Thủy Nguyên đã lập một đội gồm những bác sĩ người trẻ, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Nhóm nghiên cứu đã chọn một đảo hoang ở vịnh Bái Tử Long làm nơi nuôi khỉ Macaca Mulatta, đối tượng để nghiên cứu phân lập virus làm vắc xin phòng bại liệt.
Trong bối cảnh thiếu thốn về trang thiết bị, tiến sĩ Yvonne Capdeville, người phụ trách Ủy ban Hợp tác Khoa học – Kỹ thuật Pháp Việt đã vận động quyên góp từ giới trí thức Paris mua tặng nhóm nghiên cứu một kính hiển vi điện tử.
Đến năm 1962, vắc xin bại liệt của Việt Nam chính thức ra đời và thử nghiệm lâm sàng. Chính những nhân viên y tế đã tình nguyện cho con em mình thử. Cuối cùng vắc xin đã thành công. Hàng triệu liều được sản xuất, bệnh bại liệt dần dần được thanh toán.
Cùng thời điểm, vắc xin đậu mùa cũng được Việt Nam nghiên cứu thành công. Làm chủ được công nghệ sản xuất vắc xin, chương trình tiêm chủng mở rộng nhanh chóng được triển khai, trở thành điểm sáng của ngành y tế Việt Nam...
Mời quý độc giả xem video: Những Bộ đội Cụ Hồ trong thời bình. Nguồn: Truyền hình Nhân Dân.