Phóng viên ảnh chiến trường Horst Faas nổi tiếng với bức ảnh đoạt giải thưởng danh giá Pulitzer ghi lại cảnh một người cha bế thi thể người con bé nhỏ ngước nhìn binh sĩ quân đội miền Nam Việt Nam ở trên xe bọc thép ngày 19/3/1964. Em bé này qua đời trong cuộc tấn công của quân đội miền Nam Việt Nam nhằm vào một ngôi làng gần biên giới Campuchia. Với bức ảnh đắt giá này, nhiếp ảnh gia Horst Faas đã đoạt giải thưởng Pulitzer năm 1965.Năm 1969, nhà báo Mỹ Eddie Adams đoạt giải Pulitzer danh giá về ảnh báo chí với bức ảnh "Saigon Execution". Trong đó, ông đã chụp được cảnh Nguyễn Ngọc Loan dí súng sát thái dương của chiến sĩ đặc công Bảy Lốp, tức Nguyễn Văn Lém và bóp cò vào dịp Tết Mậu Thân 1968. Bức ảnh "Em bé napalm" Kim Phúc đã mang về giải thưởng Pulitzer cho nhiếp ảnh gia Nick Út - phóng viên của hãng AP năm 1973. Bức ảnh này chụp lại cảnh Kim Phúc cùng một số trẻ em Việt Nam vừa khóc vừa chạy sau khi bom napalm dội xuống. Kim Phúc lúc đó bị bỏng nặng ở lưng, còn quần áo bị cháy hết. Ảnh chụp thi thể binh sĩ Nhật Bản nằm rải rác trên đảo Tarawa, Nam Thái Bình Dương ngày 11/11/1943. Đây là trận chiến đẫm máu giữa thủy quân lục chiến Mỹ với phát xít Nhật. Bức ảnh này do nhiếp ảnh gia Frank Filan chụp và đoạt giải thưởng Pulitzer năm 1944. Ảnh chụp 5 lính Mỹ dựng cờ chiến thắng tại Iwo Jima năm 1945 của nhiếp ảnh gia Joe Rosenthal. Ông đã đoạt giải Pulitzer trong năm đó nhờ vào bức ảnh lịch sử này. Bức ảnh đã trở thành biểu tượng của Chiến tranh thế giới 2 trong lịch sử nhân loại. Nhiếp ảnh gia Max Desfor đã giành giải thưởng Pulitzer trong năm 1951 với tác phẩm người dân từ Bình Nhưỡng, Triều Tiên và người tị nạn đến từ các khu vực khác ở trên gầm cây cầu gần đổ khi di tản về phía nam sông Taedong. Năm 1966, nhà hoạt động dân quyền người Mỹ gốc Phi James Meredith lộ rõ sự đau đớn khi ở Quốc lộ 51 sau khi bị bắn ở Hernando, bang Mississippi, Mỹ do tham gia biểu tình vận động người da đen tự tin với bản thân. Bức ảnh được nhiếp ảnh gia Jack Thornell chụp và giành giải thưởng Pulitzer năm 1967.Năm 1976, nhiếp ảnh gia Neal Ulevich chụp cảnh một thành viên của một nhóm chính trị Thái Lan cầm một chiếc ghế tấn công thi thể một sinh viên treo cổ bên ngoài ĐH Thammasat ở Bangkok. Cảnh sát đã xông vào trường đại học sau khi sinh viên yêu cầu trục xuất một cựu lãnh đạo quân đội và ngăn chặn lối vào trường học. Bức ảnh này đoạt giải thưởng Pulitzer năm 1977. Ron Edmonds đã chụp được cảnh nhân viên mật vụ Timothy J. McCarthy (cận cảnh), cảnh sát Washington Thomas K. Delehanty (ở giữa) và trợ lý báo chí của tổng thống James Brady (nằm trên mặt đất) bị thương nằm trên phố bên ngoài khách sạn Washington Hilton năm 1968. Khi đó, John Hinckley Jr. đã bắn 6 phát đạn nhằm vào tổng thống Ronald Reagan. Ông chủ Nhà Trắng bị trúng một viên đạn ở ngực nhưng may mắn thoát khỏi lưỡi hái tử thần. Jean-Marc Bouju đã chụp được bức ảnh một người phụ nữ đói khát cầm cốc sữa tại một trạm y tế tạm thời ở Ruhango, Rwanda - nơi hàng ngàn người tị nạn tập trung do xảy ra cuộc chiến giữa quân đội chính phủ và phiến quân Rwanda năm 1994. Không có đầy đủ lương thực cũng như không được chăm sóc y tế đầy đủ, các bác sĩ cho biết có khoảng 20 - 25 người ở Rwanda chết mỗi ngày do bệnh tật và đói khát. Bức ảnh này của Jean-Marc Bouju đã giành được giải thưởng Pulitzer.
Phóng viên ảnh chiến trường Horst Faas nổi tiếng với bức ảnh đoạt giải thưởng danh giá Pulitzer ghi lại cảnh một người cha bế thi thể người con bé nhỏ ngước nhìn binh sĩ quân đội miền Nam Việt Nam ở trên xe bọc thép ngày 19/3/1964. Em bé này qua đời trong cuộc tấn công của quân đội miền Nam Việt Nam nhằm vào một ngôi làng gần biên giới Campuchia. Với bức ảnh đắt giá này, nhiếp ảnh gia Horst Faas đã đoạt giải thưởng Pulitzer năm 1965.
Năm 1969, nhà báo Mỹ Eddie Adams đoạt giải Pulitzer danh giá về ảnh báo chí với bức ảnh "Saigon Execution". Trong đó, ông đã chụp được cảnh Nguyễn Ngọc Loan dí súng sát thái dương của chiến sĩ đặc công Bảy Lốp, tức Nguyễn Văn Lém và bóp cò vào dịp Tết Mậu Thân 1968.
Bức ảnh "Em bé napalm" Kim Phúc đã mang về giải thưởng Pulitzer cho nhiếp ảnh gia Nick Út - phóng viên của hãng AP năm 1973. Bức ảnh này chụp lại cảnh Kim Phúc cùng một số trẻ em Việt Nam vừa khóc vừa chạy sau khi bom napalm dội xuống. Kim Phúc lúc đó bị bỏng nặng ở lưng, còn quần áo bị cháy hết.
Ảnh chụp thi thể binh sĩ Nhật Bản nằm rải rác trên đảo Tarawa, Nam Thái Bình Dương ngày 11/11/1943. Đây là trận chiến đẫm máu giữa thủy quân lục chiến Mỹ với phát xít Nhật. Bức ảnh này do nhiếp ảnh gia Frank Filan chụp và đoạt giải thưởng Pulitzer năm 1944.
Ảnh chụp 5 lính Mỹ dựng cờ chiến thắng tại Iwo Jima năm 1945 của nhiếp ảnh gia Joe Rosenthal. Ông đã đoạt giải Pulitzer trong năm đó nhờ vào bức ảnh lịch sử này. Bức ảnh đã trở thành biểu tượng của Chiến tranh thế giới 2 trong lịch sử nhân loại.
Nhiếp ảnh gia Max Desfor đã giành giải thưởng Pulitzer trong năm 1951 với tác phẩm người dân từ Bình Nhưỡng, Triều Tiên và người tị nạn đến từ các khu vực khác ở trên gầm cây cầu gần đổ khi di tản về phía nam sông Taedong.
Năm 1966, nhà hoạt động dân quyền người Mỹ gốc Phi James Meredith lộ rõ sự đau đớn khi ở Quốc lộ 51 sau khi bị bắn ở Hernando, bang Mississippi, Mỹ do tham gia biểu tình vận động người da đen tự tin với bản thân. Bức ảnh được nhiếp ảnh gia Jack Thornell chụp và giành giải thưởng Pulitzer năm 1967.
Năm 1976, nhiếp ảnh gia Neal Ulevich chụp cảnh một thành viên của một nhóm chính trị Thái Lan cầm một chiếc ghế tấn công thi thể một sinh viên treo cổ bên ngoài ĐH Thammasat ở Bangkok. Cảnh sát đã xông vào trường đại học sau khi sinh viên yêu cầu trục xuất một cựu lãnh đạo quân đội và ngăn chặn lối vào trường học. Bức ảnh này đoạt giải thưởng Pulitzer năm 1977.
Ron Edmonds đã chụp được cảnh nhân viên mật vụ Timothy J. McCarthy (cận cảnh), cảnh sát Washington Thomas K. Delehanty (ở giữa) và trợ lý báo chí của tổng thống James Brady (nằm trên mặt đất) bị thương nằm trên phố bên ngoài khách sạn Washington Hilton năm 1968. Khi đó, John Hinckley Jr. đã bắn 6 phát đạn nhằm vào tổng thống Ronald Reagan. Ông chủ Nhà Trắng bị trúng một viên đạn ở ngực nhưng may mắn thoát khỏi lưỡi hái tử thần.
Jean-Marc Bouju đã chụp được bức ảnh một người phụ nữ đói khát cầm cốc sữa tại một trạm y tế tạm thời ở Ruhango, Rwanda - nơi hàng ngàn người tị nạn tập trung do xảy ra cuộc chiến giữa quân đội chính phủ và phiến quân Rwanda năm 1994. Không có đầy đủ lương thực cũng như không được chăm sóc y tế đầy đủ, các bác sĩ cho biết có khoảng 20 - 25 người ở Rwanda chết mỗi ngày do bệnh tật và đói khát. Bức ảnh này của Jean-Marc Bouju đã giành được giải thưởng Pulitzer.