"Nghĩa địa" tàu thuyền giữa sa mạc Uzbekistan này từng là cảng cá tấp nập của Liên Xô cũ. Tuy nhiên, khi biển Aral trở nên khô cạn vì các con sông bị rút cạn hết nước để phục vụ cho việc tưới tiêu, các tàu thuyền bị mắc cạn và nằm trơ trọi trên mặt đất.Biển Aral gồm hơn 1.100 hòn đảo. Sau khi biển Aral trở nên khô cạn, hàng chục tàu thuyền tại "nghĩa địa" này đang dần bị phá hủy dưới cái nắng nóng như thiêu đốt của sa mạc.Hiện bờ biển gần nhất "nghĩa địa" tàu thuyền Moynaq là khoảng 161 km.Trong những năm 1960, biển Aral dần bị thu hẹp do Liên Xô thực hiện dự án thủy lợi, phục vụ hoạt động tưới tiêu.Do vậy, biển Aral bị thu hẹp 10% so với diện tích ban đầu và được xem là một trong những thảm họa môi trường nghiêm trọng nhất mọi thời đại.Nhiều ngư dân Moynaq chứng kiến sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái này đã làm cho các loài cá chết hết. Do người dân nơi đây sống phụ thuộc vào đánh bắt cá nên nghề này cũng dần chết theo khi không còn ngư trường đánh bắt.Hiện lưu vực phía Đông biển Aral trở thành sa mạc Aralkum. Hiện Moynaq trở thành một thành phố "ma".Những dấu vết còn sót lại là minh chứng cho thấy vùng đất này từng là thị trấn đánh cá nhộn nhịp, tạo công ăn việc làm cho khoảng 40.000 người.Những nhà máy đồ hộp chế biến cá ở nơi đây cũng bị đóng cửa.
"Nghĩa địa" tàu thuyền giữa sa mạc Uzbekistan này từng là cảng cá tấp nập của Liên Xô cũ. Tuy nhiên, khi biển Aral trở nên khô cạn vì các con sông bị rút cạn hết nước để phục vụ cho việc tưới tiêu, các tàu thuyền bị mắc cạn và nằm trơ trọi trên mặt đất.
Biển Aral gồm hơn 1.100 hòn đảo. Sau khi biển Aral trở nên khô cạn, hàng chục tàu thuyền tại "nghĩa địa" này đang dần bị phá hủy dưới cái nắng nóng như thiêu đốt của sa mạc.
Hiện bờ biển gần nhất "nghĩa địa" tàu thuyền Moynaq là khoảng 161 km.
Trong những năm 1960, biển Aral dần bị thu hẹp do Liên Xô thực hiện dự án thủy lợi, phục vụ hoạt động tưới tiêu.
Do vậy, biển Aral bị thu hẹp 10% so với diện tích ban đầu và được xem là một trong những thảm họa môi trường nghiêm trọng nhất mọi thời đại.
Nhiều ngư dân Moynaq chứng kiến sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái này đã làm cho các loài cá chết hết. Do người dân nơi đây sống phụ thuộc vào đánh bắt cá nên nghề này cũng dần chết theo khi không còn ngư trường đánh bắt.
Hiện lưu vực phía Đông biển Aral trở thành sa mạc Aralkum. Hiện Moynaq trở thành một thành phố "ma".
Những dấu vết còn sót lại là minh chứng cho thấy vùng đất này từng là thị trấn đánh cá nhộn nhịp, tạo công ăn việc làm cho khoảng 40.000 người.
Những nhà máy đồ hộp chế biến cá ở nơi đây cũng bị đóng cửa.