Cuốn sách ảnh “Vietnam: The Real War” đã được xuất bản hôm 1/10 vừa qua. AP đã chọn ảnh bìa là hình ảnh lính nhảy dù Mỹ bị thương đang ẩn náu trong một khu rừng gần Huế vào tháng 4/1968 của nhiếp ảnh gia Art Greenspon. Trong đó, nhân vật trung tâm của bức ảnh là một người lính giơ hai tay lên cao để ra hiệu, hướng dẫn một chiếc trực thăng hạ cánh. Đôi tay của người lính giống như đang cầu nguyện sớm thoát khỏi nơi này.
Thủy quân lục chiến Mỹ đóng quân ở khu phi quân sự (DMZ) phía nam sau buổi giao tranh với quân đội miền Bắc Việt Nam vào tháng 9/1966. Máy bay trực thăng của Mỹ xuất hiện trong ảnh bị bắn rơi khi vào khu vực này để tiếp viện đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ.
Phóng viên chiến tranh Pháp Henri Huet đã chụp bức ảnh này và chết năm 1971 khi chiếc máy bay chở ông và 3 phóng viên khác bị bắn rơi. Trong ảnh là lính nhảy dù thuộc Tiểu Đoàn 2, Lữ Đoàn 173 của Mỹ hành quân qua một con sông trong lúc trời mưa nhằm tìm vị trí ẩn náu của các chiến sĩ giải phóng tại khu rừng thuộc huyện Bến Cát ngày 25/9/1965.
Bức ảnh này do nhiếp ảnh gia người Đức Horst Faas chụp. Ông đã hai lần giành giải thưởng Pulitzer. Trong ảnh là binh sĩ thuộc quân đội Mỹ và nhiều máy bay trực thăng nã súng máy vào hàng cây trong cuộc tấn công một căn cứ của các chiến sĩ giải phóng ở khu vực phía bắc tỉnh Tây Ninh, gần biên giới Campuchia vào tháng 3/1965.Binh lính lộ rõ vẻ mệt mỏi khi ngủ gục trên tàu sân bay Mỹ sau 4 ngày chiến đấu.
Một binh sĩ Mỹ không rõ danh tính xuất hiện với dòng chữ phản đối chiến tranh trên mũ.
Mặc dù bị thương đến mức phải băng kín một mắt nhưng binh sĩ Thomas Cole vẫn giúp đỡ đồng đội mình là trung sĩ Harrison Pell.
Một người lính Mỹ nhăn mặt vì bị thương trong lúc giao chiến. Người này đang nằm chờ ở thung lũng A Shau để được sơ tán đến nơi điều trị vết thương.
Một người phụ nữ miền Nam Việt Nam khóc lóc thảm thương bên cạnh thi thể người chồng được bọc trong túi nilon màu đen ở gần Huế.
Một trong những hình ảnh đắt giá về chiến tranh Việt Nam "chạm" vào trái tim của mọi người trên khắp thế giới. Đó là hình ảnh bé gái Kim Phúc bị bỏng nặng do trúng bom Napalm năm 1972.
Thi thể lính nhảy dù Mỹ ở một khu rừng nhiệt đới gần biên giới Campuchia ngày 14/5/1966.
Bác sĩ Joseph Wolfe (ở giữa bức ảnh) điều trị cho một binh sĩ bị thương tại một bệnh viện dã chiến dưới lòng đất thuộc căn cứ hải quân Mỹ đóng tại Khe Sanh hồi tháng 3/1968.Nhà báo New Zealand Peter Arnett Gregg đã chụp được hình ảnh cuộc đổ bộ của Thủy quân lục chiến Mỹ ở bãi biển Đỏ, Đà Nẵng hôm 10/4/1965.
Phóng viên, nhiếp ảnh gia người Mỹ Malcolm Wilde Browne đạt giải thưởng Pulitzer với bức ảnh hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm ngày 11/6/1963.
Cuốn sách ảnh “Vietnam: The Real War” đã được xuất bản hôm 1/10 vừa qua. AP đã chọn ảnh bìa là hình ảnh lính nhảy dù Mỹ bị thương đang ẩn náu trong một khu rừng gần Huế vào tháng 4/1968 của nhiếp ảnh gia Art Greenspon. Trong đó, nhân vật trung tâm của bức ảnh là một người lính giơ hai tay lên cao để ra hiệu, hướng dẫn một chiếc trực thăng hạ cánh. Đôi tay của người lính giống như đang cầu nguyện sớm thoát khỏi nơi này.
Thủy quân lục chiến Mỹ đóng quân ở khu phi quân sự (DMZ) phía nam sau buổi giao tranh với quân đội miền Bắc Việt Nam vào tháng 9/1966. Máy bay trực thăng của Mỹ xuất hiện trong ảnh bị bắn rơi khi vào khu vực này để tiếp viện đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ.
Phóng viên chiến tranh Pháp Henri Huet đã chụp bức ảnh này và chết năm 1971 khi chiếc máy bay chở ông và 3 phóng viên khác bị bắn rơi. Trong ảnh là lính nhảy dù thuộc Tiểu Đoàn 2, Lữ Đoàn 173 của Mỹ hành quân qua một con sông trong lúc trời mưa nhằm tìm vị trí ẩn náu của các chiến sĩ giải phóng tại khu rừng thuộc huyện Bến Cát ngày 25/9/1965.
Bức ảnh này do nhiếp ảnh gia người Đức Horst Faas chụp. Ông đã hai lần giành giải thưởng Pulitzer. Trong ảnh là binh sĩ thuộc quân đội Mỹ và nhiều máy bay trực thăng nã súng máy vào hàng cây trong cuộc tấn công một căn cứ của các chiến sĩ giải phóng ở khu vực phía bắc tỉnh Tây Ninh, gần biên giới Campuchia vào tháng 3/1965.
Binh lính lộ rõ vẻ mệt mỏi khi ngủ gục trên tàu sân bay Mỹ sau 4 ngày chiến đấu.
Một binh sĩ Mỹ không rõ danh tính xuất hiện với dòng chữ phản đối chiến tranh trên mũ.
Mặc dù bị thương đến mức phải băng kín một mắt nhưng binh sĩ Thomas Cole vẫn giúp đỡ đồng đội mình là trung sĩ Harrison Pell.
Một người lính Mỹ nhăn mặt vì bị thương trong lúc giao chiến. Người này đang nằm chờ ở thung lũng A Shau để được sơ tán đến nơi điều trị vết thương.
Một người phụ nữ miền Nam Việt Nam khóc lóc thảm thương bên cạnh thi thể người chồng được bọc trong túi nilon màu đen ở gần Huế.
Một trong những hình ảnh đắt giá về chiến tranh Việt Nam "chạm" vào trái tim của mọi người trên khắp thế giới. Đó là hình ảnh bé gái Kim Phúc bị bỏng nặng do trúng bom Napalm năm 1972.
Thi thể lính nhảy dù Mỹ ở một khu rừng nhiệt đới gần biên giới Campuchia ngày 14/5/1966.
Bác sĩ Joseph Wolfe (ở giữa bức ảnh) điều trị cho một binh sĩ bị thương tại một bệnh viện dã chiến dưới lòng đất thuộc căn cứ hải quân Mỹ đóng tại Khe Sanh hồi tháng 3/1968.
Nhà báo New Zealand Peter Arnett Gregg đã chụp được hình ảnh cuộc đổ bộ của Thủy quân lục chiến Mỹ ở bãi biển Đỏ, Đà Nẵng hôm 10/4/1965.
Phóng viên, nhiếp ảnh gia người Mỹ Malcolm Wilde Browne đạt giải thưởng Pulitzer với bức ảnh hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm ngày 11/6/1963.