Xem video nhiều ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm - nguồn VTV:
Hôm qua (9/3), xuất phát từ một diễn đàn dành riêng cho các bậc làm cha mẹ, bài đăng chia sẻ kinh nghiệm gửi tiết kiệm ngân hàng cho ra lãi siêu "khủng" đã được lan truyền, đăng tải lại trên Facebook và rất nhiều fanpage khác nhau.
|
Ảnh minh họa. |
A đây rồi cách gửi tiết kiệm 500 triệu, lãi thành 1 tỷ đồng do một bà mẹ trẻ tự nhận là cựu sinh viên ngân hàng thu hút rất nhiều cư dân mạng, các nhà kinh doanh, thương nhân đọc tham khảo. Với cách suy luận và những kinh nghiệm của bản thân, bà mẹ tên Y.Bình nêu ra một vài quy luật khi gửi tiết kiệm, đồng thời đưa ra một số cột mốc, khoảng thời gian hoạch định gửi tiền để sau thu lãi được cao nhất. Cách suy luận, tính toán khá chi tiết, cụ thể từ số tiền 500 triệu là của hồi môn bố mẹ cho lấy ra làm vốn về sau sinh lãi lớn, khiến nhiều dân mạng đọc qua đã phải gật gù. Nội dung cụ thể bài chia sẻ của chị Y.Bình như sau:
"Tôi dùng công thức lấy 72 chia cho số lãi suất năm được hưởng để tính ra số năm mà tiền tôi sẽ tăng lên gần gấp đôi. Chẳng hạn như tôi đã gửi 500 triệu với lãi suất 11% một năm, thì muốn tăng lên 1 tỷ tôi sẽ phải gửi khoảng hơn 6 năm rưỡi (72:11= 6,54 năm). Các bạn nên tính trước luôn đi để thấy tiền có động lực tiết kiệm, không xài phung phí, ôm cục tiền hưởng già.
"Liệu cơm gắp mắm"
Nếu có khoản tiền ban đầu khá lớn bạn nên gửi theo hình thức tiết kiệm bậc thang để hưởng lãi cao nhất. Nếu khoản tiền nhỏ nhưng phát sinh đều đặn hàng tháng bạn nên tham gia sản phẩm tiết kiệm gửi góp để tích lũy dần trong tương lai. Với khoản tiền không cố định bạn hãy nghĩ đến tiết kiệm tự động để thuận tiện cho việc gửi tiền…
Chọn ngân hàng gửi tiền
- Tham khảo thông tin từ báo chí hay người thân và bạn bè để chọn ngân hàng lớn, uy tín, vì hầu như ngân hàng nhỏ lẻ có lãi suất hấp dẫn nhưng lại nhiều rủi ro và ngân hàng lớn sẽ dễ giao dịch hơn.
- Chọn Ngân hàng có lãi suất cao hơn: Trong các ngân hàng uy tín, bạn sẽ so sánh mức lãi suất của các sản phẩm, kỳ hạn tương ứng để lựa chọn ngân hàng tốt nhất.
- Chọn Ngân hàng mà mình thích: Giác quan của người phụ nữ tốt lắm vì thế các bạn nên tận dụng. Thử vào Ngân hàng xem cách nhân viên tiếp chuyện, thao tác, xử lý,...nếu thấy tốt thì mới chọn Ngân hàng đó.
Chọn kỳ hạn gửi tiền phù hợp
Hiện nay, có 2 loại tiết kiệm được các ngân hàng theo kỳ hạn là ngắn hạn (từ 1 - dưới 12 tháng) và dài hạn (trên 12 tháng). Cũng có ngân hàng đang có những sản phẩm tiền gửi chỉ 1, 2, 3 tuần.
Các bạn xác định mục đích gửi tiền và nên dự trù trước thời gian sử dụng số tiền để đưa ra một kỳ hạn gửi hợp lý, nhằm nhận được số tiền lãi tối đa. Ngoài ra, phương thức trả lãi mà ngân hàng áp dụng cũng quan trọng. Thường có 2 dạng là lãi suất cố định (lãi sẽ được trả cuối kỳ) và lãi suất thả nổi (lãi điều chỉnh tùy thời gian và tùy ngân hàng).
Cá nhân tôi thì do tiền không cần dùng đến trong thời gian dài nên tôi chọn gửi kỳ hạn dài, hưởng lãi cuối kỳ và để lãi nhập vào vốn luôn. Đó là cách gom tiền thành đống lớn nhất.
Hãy quan tâm đến dịch vụ và tiện ích kèm theo
Ai nói cái này không quan trọng bởi đây là lợi ích của chúng. Hiện nay để thu hút tiền gửi và để cạnh tranh, nhiều chương trình khuyến mại (rút thăm trúng thưởng, nhận quà tặng,…) hay mấy tiện ích như cho phép chuyển tiền thông qua Internet, bảo hiểm tiền gửi, cầm cố sổ tiết kiệm để vay vốn…bạn thoải mái lựa chọn.
Ngoài những lưu ý, kế hoạch nêu trên, chị Y.Bình còn khuyên mọi người nên làm giống mình, mở một khoản tiết kiệm ngắn hạn để "phòng thân", sử dụng trong những việc khẩn cấp.
Được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội, bài chia sẻ kinh nghiệm gửi tiết kiệm lãi khủng của chị Y.Bình đã tạo ra rất nhiều tranh cãi. Đa số người đọc sau khi tham khảo bài viết của chị Bình đã soi kỹ từng chi tiết và có tìm ra được một số điểm không ổn trong cách thức gửi tiết kiệm so với thực tế đang diễn ra bên ngoài hiện nay.
Rất nhiều bạn đọc đã thắc mắc về số lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng lên đến 11% mà chị Y.Bình nhắc đến trong bài viết của mình. Điều này bị cho là không hợp lý, "viển vông". Độc giả Trịnh Thị Hường bình luận: "Lãi suất ngân hàng có phải lúc nào cũng ổn định 11%/năm đâu. Nếu lãi nhập gốc hàng năm thì sau 6,5 năm cũng chỉ được khoảng gần 40 triệu nữa. Cộng thêm lãi BQ hàng năm sau 6.5 năm là khoảng 360 triệu.Lấy đâu ra 1 tỷ được? chưa nói là hàng năm lãi suất đều xuống do bình ổn giá, ổn định tiền tệ. Gửi ngân hàng chỉ là tiền để dành thôi".
|
Nhiều cư dân mạng thắc mắc "Ở đâu ra ngân hàng lãi suất 11%"? |
Đồng tình với ý kiến trên, độc giả Trịnh Lâm Tùng viết: "Tính như cô này là lãi kép. nhưng phải đảm bảo trong 6,5 năm năm đó ls là cố định 11%. Nói chung cũng chỉ để tham khảo thôi".
Ngoài ra, dân mạng, bạn đọc cũng suy xét đến yếu tố đồng tiền Việt Nam trượt giá trong nhiều năm qua. Có người còn quy đổi số tiền vốn ra đất đai, tính lãi theo thời kỳ và cho rằng số lãi dư 500 triệu "vẫn còn là ít".
|
Một vài bạn đọc cho rằng không thể có chuyện 500 triệu lãi 1 tỷ sau 6,5 năm gửi tiết kiệm mà thời gian ít nhất phải khoảng 9 năm. |
Nickname Lanngochue bình luận trên diễn đàn Vitalk: "Nếu tính theo kinh nghiệm trên thì 9 năm mới được năm trăm triệu, cái thời đó bạn lấy năm trăm triệu mua được 4 mảnh đất với 700 một mét vuông. thì 9 năm cho là đến thời điểm bây giờ đi hoặc đến năm 2019 bạn bán đất đi giá mỗi mét là 4 triệu chẳng hạn thì bạn có số tiền mấy tỷ rồi chứ năm trăm còn hơi ít đó". Hay như ý kiến của nickname Anh Dân: "Lạm phát ở VN trung bình khoảng 7%/năm, sau 6,5 năm thì giá trị mất đi do lạm phát khoảng 7% x 6,5 =45,2 %. Như vậy thì sau 6,5 năm, giá trị sử dụng của 1 tỷ chỉ nhỉnh hơn giá trị sử dụng 500 triệu trước đó một chút thôi, hơn 5%".