Từ tháng 10/2013, sư Thích Minh Phượng, trụ trì chùa Chân Long (xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Hà Nội) bị người dân phát giác sử dụng bức tượng có 90% giống chân dung mình để đưa vào chùa đặt vào vị trí tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Sau đó, vị sư này đã bỏ đi khỏi ngôi chùa.
|
Biểu ngữ của người dân phản đối sư Phượng dán đầy cổng chùa.
|
Kể từ đó, ngôi chùa rơi vào cảnh không có trụ trì. Nhân dân được sự đồng ý của chính quyền xã đã tự lập một ban quản lý di tích và một ban hộ tự mới vào tháng 12/2013 để trông nom ngôi chùa và phụ trách việc hương khói, hoạt động tín ngưỡng của người dân nơi đây. Những tài sản của sư Phượng trong phòng riêng, đặc biệt là chiếc ô tô để trong khuôn viên của chùa đều được niêm phong khóa kín.
Tuy nhiên, ngày 18/7/2014, sư Phượng ủy quyền cho ông Chu Văn Hoa (người làng Chàng Sơn) về lấy chiếc ô tô của mình ra khỏi chùa. Giấy ủy quyền này được Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn ký tên đóng dấu. Trước đó, tối ngày 17/7/2014, đại diện chính quyền xã đã tổ chức một cuộc họp nóng với đại diện nhân dân và ban hộ tự, ban quản lý di tích mới. Theo đó, chính quyền xã thông báo cho nhân dân về việc có sự ủy quyền đó và mong muốn người dân hợp tác. Tuy nhiên không nhận được sự đồng ý. Cuộc họp lạ lùng lúc chập tối này không có biên bản giữa các bên. Cả làng trông... xe ô tô Sáng ngày 18/7/2014, như dự kiến, ông Chu Văn Hoa thuê xe cứu hộ về làng với mục đích đưa chiếc xe này ra khỏi chùa, nhưng vấp phải sự phản đối quyết liệt từ phía người dân xã Chàng Sơn, xe cứu hộ buộc phải đỗ ở trạm xá. Ngay từ sáng sớm, hàng trăm người dân đã tập trung trong khuôn viên và xung quanh chùa, các camera được người dân đầu tư hoạt động hết công suất để chặn “vị được ủy quyền” về lấy xe ô tô mang đi.
Anh Nguyễn Duy Khải – Ban quản lý di tích chùa Chàng Sơn cho biết: “Chúng tôi biết việc ủy quyền của sư Phượng cho ông Hoa là đúng pháp luật. Chúng tôi tôn trọng pháp luật nhưng pháp luật phải bình đẳng. Nếu như một lá đơn ủy quyền của ông Phượng được chính quyền xã chấp thuận, vậy tại sao hàng trăm lá đơn chúng tôi gửi đi bao nhiêu năm nay không lá đơn nào được giải quyết?” Ông Khải bày tỏ nguyện vọng: “Nhân dân Chàng Sơn chỉ muốn sư Phượng về chùa, làm rõ xem số tiền mua chiếc xe ô tô này từ đâu? Nếu ông ấy chứng minh được là tài sản cá nhân, mua bằng tiền của ông ấy, thì sẽ chẳng ai cấm ông ấy mang chiếc xe đi cả. Nhưng nếu như ông ấy mua bằng tiền công đức của chùa thì phải trả lại cho chùa. Không thể nào có thể chiếm dụng như thế được. Tiếp đó, vì sao khi chúng tôi hỏi về trách nhiệm của cơ quan quản lý thế nào, thì xã đẩy lên huyện, UBND huyện bảo cái này thuộc trách nhiệm của Giáo hội Phật giáo Thạch Thất, nhưng bây giờ lại ký đơn cho ông Hoa được ủy quyền về lấy xe. Chúng tôi không thấy thỏa đáng”.
|
Nhân dân tập trung trong chùa để bảo vệ xe ô tô. |
Bà Nguyễn Thị Gia, trưởng ban hộ tự mới của chùa cho biết: “Chỉ riêng đợt Tết Nguyên Đán, số tiền công đức đã lên tới 220 triệu đồng. Chúng tôi đều gửi vào ngân hàng, có sổ sách đàng hoàng, đang xin ý kiến xã để tu sửa lại cổng tam quan của ngôi chùa đã quá xuống cấp. Vậy thử hỏi trong bao nhiêu năm sư Phượng trụ trì, chùa chẳng có gì thay đổi, thậm chí còn mất tượng cổ, mất bát hương cổ. Chúng tôi cần một lời giải thích.” Đến khoảng 10h sáng cùng ngày, một cán bộ công an huyện tên Nguyễn Văn Long về hiện trường. Ông Long cho biết thấy người dân đang tập trung gây mất trật tự nên về địa bàn để… nắm tình hình. Đến gần trưa, vị cán bộ này rời đi. Chiều cùng ngày, người dân vẫn tập trung khoảng hơn trăm người với sự cảnh giác cao độ, dốc toàn sức để bảo vệ cái nhà để xe.
Biểu ngữ của người dân phản đối sư Phượng dán đầy cổng chùa, bên trong sân chùa, nhân dân tập trung.
Biểu ngữ của người dân phản đối sư Phượng dán đầy cổng chùa, bên trong sân chùa, nhân dân tập trung.