Động thái này giúp Việt Nam trở thành quốc gia thứ 11 trong bốn năm qua không còn uranium có độ giàu cao. Thông tin trên được thông báo trong một cuộc họp ở thủ đô Vienna của Áo bàn về cách thức ngăn chặn các thành phần chế tạo bom hạt nhân rơi vào tay kẻ xấu, theo
Reuters.
Số uranium có độ giàu cao có nguồn gốc từ Nga vốn được giữ tại Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt. Chuyến hàng uranium đầu tiên đã được chuyển trở lại nước Nga cách đây 6 năm và đợt chuyển hàng thứ hai được thực hiện trong tháng này, theo Đại sứ Nga tại IAEA Grigory Berdennikov.
|
Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt . |
Số uranium có độ giàu cao ở Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt vốn nhiều hơn một nửa số nguyên liệu cần thiết để chế tạo một quả bom hạt nhân thô sơ. IAEA và Canada cũng tham gia hỗ trợ việc chuyển uranium ra khỏi Việt Nam, theo Reuters.
Vào tháng 4, Mỹ và các đồng minh cũng đã thu giữ 68 kg uranium làm giàu cao từ CH Czech.
“Với thành tựu này (tại Việt Nam), chúng tôi sẽ đưa gần hết uranium có độ giàu cao ra khỏi Đông Nam Á”, Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Ernest Moniz cho biết.
Số nguyên liệu này sẽ được chuyển đổi thành uranium có độ giàu thấp để sử dụng trong các lò phản ứng hạt nhân, theo ông Moniz.
Hiện có khoảng 1.440 tấn uranium có độ giàu cao và 500 tấn plutonium được cất giữ và sử dụng trong các vũ khí hạt nhân trên toàn cầu, theo các chuyên gia. Phần lớn số đó được bảo vệ nghiêm ngặt trong tay quân đội song một số nguyên liệu dùng cho mục đích dân sự được bảo vệ ít chặt chẽ hơn.
Các chuyên gia nhận xét những nhóm cực đoan về lý thuyết có thể chế tạo một vũ khí hạt nhân thô sơ song có sức hủy diệt chết người nếu có trong tay tiền bạc, kiến thức kỹ thuật và nguyên liệu cần thiết.
Từ năm 2007, Việt Nam đã tham gia Chương trình chuyển đổi nhiên liệu của lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt từ loại nhiên liệu có độ giàu cao xuống loại nhiên liệu có độ giàu thấp, theo sáng kiến của của IAEA, Mỹ và Nga nhằm quản lý các nhiên liệu hạt nhân có độ giàu cao sử dụng trong các lò phản ứng nghiên cứu trên thế giới do Mỹ hoặc Nga chế tạo, không để các nhiên liệu này bị sử dụng vào mục đích phi hòa bình.
Vào tháng 9/2007, Việt Nam đã hoàn thành giai đoạn một của Chương trình bằng việc chuyển trả về Nga 35 thanh nhiên liệu có độ giàu cao chưa qua sử dụng của lò Đà Lạt và nhận lại 36 thanh nhiên liệu có độ giàu thấp chưa qua sử dụng do Nga chế tạo.
Tháng 12/2010, Việt Nam đã thực hiện giai đoạn hai của chương trình với việc tiếp nhận và vận chuyển 66 thanh nhiên liệu có độ giàu thấp về lò Đà Lạt nhằm thay thế toàn bộ số nhiên liệu có độ giàu cao đang sử dụng trong lò.
Cách thanh nhiên liệu do Nga sản xuất và được đưa vào sử dụng trong thập niên 1980 vốn có độ giàu 36% trong khi những thanh nhiên liệu thay thế có độ giàu dưới 20%.
Trong năm 2011, việc khởi động vật lý và khởi động năng lượng lò Đà Lạt với nhiên liệu có độ giàu thấp đã được thực hiện thành công.
Đã đưa 16 kg uranium có độ giàu cao ra khỏi Việt Nam
Lúc 7 giờ sáng nay (3/7), PGS-TS Nguyễn Nhị Điền, Viện trưởng Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, cho biết đã hoàn thành việc trao trả 16 kg uranium có độ giàu cao ra khỏi Việt Nam.
Ông Điền cho biết thêm, việc trao trả 16 kg uranium cho Nga được thực hiện làm 2 đợt, đợt 1 từ năm 2007, đợt 2 diễn ra lúc rạng sáng hôm nay 3/7 tại sân bay Biên Hòa (Đồng Nai).
Một chiếc máy bay quân sự của Nga đã tiếp nhận số uranium đợt 2 và cất cánh rời sân bay sáng nay. Như vậy việc trao trả uranium có độ giàu cao ra khỏi Việt Nam đã hoàn thành đúng cam kết.
|
ĐANG ĐỌC NHIỀU