Điều này cho thấy sự bất nhất trong phát ngôn của lãnh đạo địa phương. Nhiều ý kiến cho rằng, thái độ thờ ơ, sự quản lý lỏng lẻo của lãnh đạo địa phương khiến sự việc Hải Dương đốt pháo lẽ ra chỉ là chuyện nhỏ lại hóa to. Kiến thức điểm lại một số phản ánh, phát ngôn, hình ảnh liên quan đến sự việc này.
Ngày 10/2 (mùng 1 Tết), hàng loạt ghi nhận xác pháo đỏ đường Hải Dương
Theo báo Quân đội nhân dân Online ngày 11/2 ghi nhận sáng mồng 1 Tết (10/2, dọc các tuyến đường quốc lộ và liên tỉnh, liên huyện từ Kẻ Sặt (huyện Bình Giang – Hải Dương) tới thị trấn huyện Thanh Miện, xác pháo rải rợp đường, đủ sắc màu đỏ, trắng, xanh.
|
Đường thôn Cổ Dũng đỏ rực xác pháo. Ảnh chụp lúc 7 giờ sáng mùng 1 Tết
(Ảnh: Báo Hải Dương) |
Tại các khu vực như ngã ba Quán Gỏi, Kẻ Sặt, xã Thanh Tùng… xác pháo đỏ rực nhiều đoạn đường, ngay trên vỉa hè và lòng đường trước cửa nhà dân. Đặc biệt, tại huyện Bình Giang, tuyến đường ngay trước trụ sở UBND huyện, xác pháo rải san sát ngay trước hiên nhiều nhà dân, nhiều cửa hàng…
Anh Nguyễn Văn Toàn, một người dân ở thị trấn Kẻ Sặt cho biết: “Trong đêm Giao thừa hôm qua, pháo nổ vang trời tại Kẻ Sặt, chưa thấy năm nào nhiều pháo vậy”. Theo anh Toàn thì hầu hết pháo đốt ở đây năm nay đều xác pháo màu đỏ, là loại pháo lậu được mang về từ bên kia biên giới.
Theo Thanh Niên, bạn đọc tên D. – một người làm việc tại Hà Nội về quê ăn tết ở Ninh (Hải Dương) gửi cho tòa soạn loạt ảnh lề đường ngập xác pháo và cho biết: “Tôi rất bất ngờ vì lúc giao thừa pháo nổ đùng đoàng. Ra đường ở thị trấn trung tâm huyện, tôi thấy có nhà đốt ngay ở trước cửa, sát lề đường chứ không phải họ đốt trộm ở chỗ vắng”.
Ngày 16/2, lãnh đạo Hải Dương phủ nhận tình trạng đốt pháo
Trên tờ báo Tuổi trẻ chiều 16/2, ông Hoàng Mai Khương, Chánh văn phòng, người phát ngôn của UBND tỉnh Hải Dương, khẳng định trong dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ trên địa bàn tỉnh không xảy ra hiện tượng đốt pháo.
Ông Hoàng Mai Khương nói: “Theo như thông tin có đốt pháo, nhưng ngày 14/2 (mồng 5 tết) chúng tôi đã tổng hợp báo cáo từ các huyện gửi lên thì không có hiện tượng đó. Thậm chí có thông tin cho rằng ở huyện Kim Thành có mấy trường hợp bị thương do pháo nhưng không có. Thực tế các đồng chí lãnh đạo tỉnh đi kiểm tra đón giao thừa, đón xuân ở các địa phương không có đồng chí nào phản ảnh hiện tượng đó. Theo yêu cầu của Chính phủ, chúng tôi đã báo cáo lên Chính phủ là không có hiện tượng đốt pháo”.
Ngày 17/2, xác pháo vẫn kín đường Hải Dương
Đến ngày 17/2, phóng viên nhiều báo trở lại Hải Dương vẫn bắt gặp và ghi được những hình ảnh xác pháo rải kín các tuyến đường ở địa phương này.
“Theo tỉnh lộ 17A, vừa qua thị trấn Gia Lộc, H.Gia Lộc, chúng tôi đã thấy xác pháo đỏ một khoảng vệ đường, dưới những chồng gỗ cực lớn.
Về đến huyện Ninh Giang, ngay từ thị tứ cầu Ràm cách thị trấn Ninh Giang hơn 5 km, xác pháo tiếp tục vương vãi trước cổng nhiều hộ gia đình hai bên đường. Còn trong thị trấn Ninh Giang, nhiều hộ kinh doanh đã mở cửa bán hàng, sân ngõ dù đã được quét dọn nhưng không khó phát hiện những đống xác pháo vun bên cạnh mép cống.
Trước một căn nhà mới xây nằm cạnh quán cà phê Nguyệt Ánh thuộc làng Tranh, xã Đồng Tâm, thị trấn Ninh Giang, là một đống pháo đại vứt vương vãi. Một người dân ở đây cho biết, do pháo bị ẩm nên khi đốt chỉ xịt chứ không nổ. Dù vậy đống pháo lép nằm vương vãi bên đường như trêu ngươi người qua lại”, báo Thanh Niên ghi nhận chiều 17/2.
Chiều ngày 17/2, Chánh văn phòng UBND tỉnh Hải Dương lại thừa nhận có đốt pháo và hứa sẽ xử lý nghiêm
Trả lời phỏng vấn báo Giáo dục Việt Nam chiều 17/2, ông Hoàng Mai Khương, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Hải Dương lại thừa nhận là có đốt pháo nhưng … lẻ tẻ.
“Qua tổng hợp từ các địa phương và qua kiểm tra thì thấy hiện tượng đốt pháo không phải là nhiều. Trong báo cáo gửi Chính phủ, chúng tôi đã báo cáo những vụ đốt pháo vụng trộm, lẻ tẻ trong dân là có”.
Ông Khương cũng cho biết: “Tôi cũng đã báo cáo xin ý kiến lãnh đạo tỉnh và đã yêu cầu lãnh đạo các huyện ngày mai (ngày 18/2 – PV) phải có báo cáo cụ thể lên để xác định rõ ràng, đầy đủ theo những phản ánh của báo chí”.
Trả lời phỏng vấn báo Thanh Niên cuối giờ chiều 17/2 về tình trạng xác pháo rải kín đường Hải Dương, ông Hoàng Mai Khương, Chánh văn phòng UBND tỉnh Hải Dương cho biết: “Thực ra là cũng có đốt pháo lẻ tẻ, ngày mai là ngày làm việc đầu tuần, lãnh đạo tỉnh sẽ yêu cầu các huyện, thị xã báo cáo và kiểm tra, xử lý nghiêm túc vấn đề này”.
Trả lời báo chí, ông Nguyễn Văn Quế, phó chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương cũng cho rằng: “Nói chung là giảm rất nhiều so với năm trước”.
Ngày 18/2, Chủ tịch tỉnh Hải Dương thừa nhận có việc đốt pháo
Trao đổi với phóng viên báo Dân trí vào gần trưa ngày hôm nay (18/2), ông Nguyễn Mạnh Hiển, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương cho hay: “Việc đốt pháo trên địa bàn tỉnh nhà trong dịp tết Quý Tỵ là có, tuy nhiên không phải ở mức quá nhiều, cần phải đánh giá đúng mức độ để có hướng giải quyết. Nói không có chuyện pháo nổ là không đúng”.
Ông Hiển khẳng định, dịp Tết nguyên đán Quý Tỵ vừa rồi, cơ quan chức năng địa phương đã thu được một số lượng pháo. Chủ tịch tỉnh đã chỉ đạo Giám đốc công an tỉnh, Chủ tịch các huyện kiểm tra, rà soát, đánh giá cụ thể việc đốt pháo xảy ra ở đâu, nguồn pháo ở đâu ra.
Theo lời ông Hiển, dịp trước Tết nguyên đán, lãnh đạo tỉnh đã có chủ trương cảnh báo các địa phương ngăn chặn không để xảy ra tình trạng đốt pháo trong dịp Tết, cũng như các dịp lễ hội diễn ra trên địa bàn tỉnh.
“Nếu không cảnh báo và ngăn chặn kịp thời thì tình trạng đốt pháo lại bùng phát. Như thế sẽ không đúng với tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. UBND tỉnh đã trực tiếp chỉ đạo ban ngành chức năng kiểm tra cụ thể khu vực, địa bàn xảy ra việc đốt pháo cũng như đánh giá đúng mức độ để sớm báo cáo về UBND tỉnh xem xét hướng xử lý trong thời gian tới”, ông Hiển cho biết.
Một số hình ảnh ghi nhận tình trạng đốt pháo ở Hải Dương trên các báo:
|
Pháo và xác pháo trên các tuyến đường ở Hải Dương. Ảnh chụp ngày 17/2 |
TIN BÀI LIÊN QUAN
ĐANG ĐỌC NHIỀU