Ngày đầu tháng 5/2014, Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 (HD981) vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Vị trí khoan và thăm dò của giàn khoan này là ở 15 độ 29’58” vĩ Bắc - 111 độ 12’06” kinh Đông.Vị trí này cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý (221 km) và cách phía nam đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 18 hải lý. Để bảo vệ cho giàn khoan trái phép này, Trung Quốc đã điều hàng trăm tàu, thậm chí còn chủ động đâm và bắn vòi rồng vào tàu Việt Nam, trong khi máy bay thì uy hiếp. Ngoài ra, lật lại lịch sử, Trung Quốc vốn sẵn đã "ngấm vào máu" sở thích xâm chiếm ngang ngược chủ quyền biển đảo của các nước và Việt Nam. Cụ thể, sau khi tấn công chiếm đóng đảo Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) năm 1988, Trung Quốc đã xây dựng trái phép tại đây một công trình quân sự kiên cố. Kể từ năm 1992 trở đi, Trung Quốc đã có nhà nổi trên đảo Gạc Ma của Việt Nam.Một góc nhà nổi do Trung Quốc xây dựng trái phép trên đảo Gạc Ma.Trung Quốc còn xây dựng trái phép hệ thống hồ nuôi cá lồng... ... và vườn cây trên nhà nổi, nhằm thôn tính khu vực này. Bức ảnh đen trắng chụp đầu những năm 1990 cho thấy nhà nổi - công trình quân sự của Trung Quốc đang được xây dựng trái phép trên đảo Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa - nơi còn thấm đẫm máu những người lính Việt Nam. Không dừng ở đó, kể từ sau khi xâm phạm Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, năm 1995, Trung Quốc đã liên tục xây dựng trái phép các công trình nhằm thực hiện âm mưu biến Biển Đông thành ao nhà. Hệ thống công sự mà Trung Quốc xây dựng trái phép quanh Đá Vành Khăn là một minh chứng cho thấy dã tâm thôn tính Trường Sa của họ.Ngọn hải đăng mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên Đá Vành Khăn.
Ngày đầu tháng 5/2014, Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 (HD981) vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Vị trí khoan và thăm dò của giàn khoan này là ở 15 độ 29’58” vĩ Bắc - 111 độ 12’06” kinh Đông.
Vị trí này cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý (221 km) và cách phía nam đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 18 hải lý. Để bảo vệ cho giàn khoan trái phép này, Trung Quốc đã điều hàng trăm tàu, thậm chí còn chủ động đâm và bắn vòi rồng vào tàu Việt Nam, trong khi máy bay thì uy hiếp.
Ngoài ra, lật lại lịch sử, Trung Quốc vốn sẵn đã "ngấm vào máu" sở thích xâm chiếm ngang ngược chủ quyền biển đảo của các nước và Việt Nam. Cụ thể, sau khi tấn công chiếm đóng đảo Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) năm 1988, Trung Quốc đã xây dựng trái phép tại đây một công trình quân sự kiên cố. Kể từ năm 1992 trở đi, Trung Quốc đã có nhà nổi trên đảo Gạc Ma của Việt Nam.
Một góc nhà nổi do Trung Quốc xây dựng trái phép trên đảo Gạc Ma.
Trung Quốc còn xây dựng trái phép hệ thống hồ nuôi cá lồng...
... và vườn cây trên nhà nổi, nhằm thôn tính khu vực này.
Bức ảnh đen trắng chụp đầu những năm 1990 cho thấy nhà nổi - công trình quân sự của Trung Quốc đang được xây dựng trái phép trên đảo Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa - nơi còn thấm đẫm máu những người lính Việt Nam.
Không dừng ở đó, kể từ sau khi xâm phạm Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, năm 1995, Trung Quốc đã liên tục xây dựng trái phép các công trình nhằm thực hiện âm mưu biến Biển Đông thành ao nhà.
Hệ thống công sự mà Trung Quốc xây dựng trái phép quanh Đá Vành Khăn là một minh chứng cho thấy dã tâm thôn tính Trường Sa của họ.
Ngọn hải đăng mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên Đá Vành Khăn.