Ông Đặng Lê Nguyên Vũ đòi chia tài sản 70-30 có đúng luật?

Google News

(Kiến Thức) - Ông Đặng Lê Nguyên Vũ nói rằng: “Tiền nhiều để làm gì?”, nhưng rồi, ông đòi chia tài sản chung với tỷ lệ 70 - 30. Vậy theo quy định của pháp luật, việc ông Vũ đòi phân chia tài sản với tỷ lệ trên thì có đúng?

Phiên tòa xét xử vụ án ly hôn giữa bà Lê Hoàng Diệp Thảo và ông Đặng Lê Nguyên Vũ (48 tuổi, chồng của bà Thảo, chủ tịch HĐQT Tập đoàn cà phê Trung Nguyên) đang trở thành tâm điểm của dư luận khi 2 người tranh cãi "nảy lửa" về việc chia tài sản. 
Trong khi bà Thảo giữa nguyên quan điểm là chia đôi cổ phần của hai vợ chồng tại Tập đoàn Trung Nguyên thì phía ông Đặng Lê Nguyên Vũ chỉ đồng ý cho bà Thảo 30% và sẽ trả bằng tiền mặt.
Cuộc phân chia tài sản của vợ chồng ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo thu hút sự quan tâm của dư luận một phần vì tại phiên tòa, ông Vũ đã  rằng: “Tiền để làm gì? Tiền nhiều để làm gì mà để ngày hôm nay ngồi như thế này?”.
Nhưng rồi, cuối cùng ông cũng đòi phần hơn với tỷ lệ 70 - 30. Vậy theo Luật Hôn nhân và gia đình, việc ông Vũ đòi phân chia tài sản với tỷ lệ trên thì có đúng?
Ong Dang Le Nguyen Vu doi chia tai san 70-30 co dung luat?
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo và ông Đặng Lê Nguyên Vũ trong phiên tòa xử ly hôn ngày 21/2/2019. (Ảnh: GĐ&XH)
Nhận định về việc phân chia tài sản khi ly hôn, Luật sư Diệp Năng Bình - Trưởng VPLS Tinh Thông Luật ( Đoàn Luật sư TP. HCM) dẫn giải điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và cho biết, trong trường hợp vợ chồng khi ly hôn thì việc chia tài sản khi ly hôn theo các nguyên tắc sau: Trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định.
“Qua những gì báo chí thông tin về diễn biến phiên tòa ly hôn mà ông Đặng Lê Nguyên Vũ đưa ra tỷ lệ 70/30, chúng ta có thể thấy không Vũ đã tham khảo ý kiến của vị Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp rất kỹ bởi lẽ: Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây: Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung”, Luật sư Bình cho biết.
Luật sư Diệp Năng Bình phân tích thêm, lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập; Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng. Vợ, chồng đang thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến tài sản chung có quyền được nhận tài sản đó và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản mà họ được hưởng, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác.
Theo các quy định trên, Luật sư Bình nêu quan điểm, trước tiên, khi chia tài sản thì tài sản riêng sẽ được giữ nguyên thuộc quyền sở hữu của mỗi người còn tài sản chung giữa 2 vợ chồng sẽ được chia đôi, tuy nhiên tòa án vẫn sẽ dựa vào các yếu tố như hoàn cảnh của các bên, công sức đóng góp của các bên vào tài sản chung đó, bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên, lỗi của các bên.
“Công sức đóng góp của các bên ở đây là 1 vấn đề phức tạp, do đó cần đánh giá một cách khách quan, toàn diện từ nguồn gốc hình thành tài sản cho đến việc duy trì, phát triển tài sản đó. Những ngày qua có những luồn ý kiến khác nhau về việc này, có người ủng hộ ông Vũ, có người không cũng như có người ủng hộ bà Thảo. Có thể thấy bà Thảo không ngừng công kích và đổ lỗi cho ông Vũ, thậm chí cho là chồng mình điên.
Đối riêng các nhân tôi mong rằng vụ này sẽ đi đến kết thúc tốt đẹp là hai vợ chồng quay về lại với nhau. Còn nếu phải chia thì có thể nói cái tên Đặng Lê Nguyên Vũ là linh hồn của thương hiệu cà phê Trung Nguyên. Công sức đóng góp, bản lĩnh và tầm nhìn của ông Vũ gây dựng rất lớn đưa Trung Nguyên vươn xa do đó việc ông Vũ và Luật sư của ông yêu cầu như thế là hợp lý”, Luật sư Bình cho biết.
Tại phiên tòa, luật sư của ông Vũ đưa ra những yêu cầu: ông Vũ đang nắm giữ 6 bất động sản (trị giá khoảng 350 tỷ đồng), bà Thảo nắm giữ 7 bất động sản (trị giá khoảng 375 tỷ đồng). Phía bị đơn đưa ra phương án chia đôi số tài sản này.
Đối với khoản tiền mặt, ngoại tệ và vàng trong các ngân hàng Eximbank, BIDV, Vietcombank (hơn 2.000 tỷ đồng), luật sư của ông Vũ đề nghị chia theo tỷ lệ 7/3. Ông Vũ nhận 70%, phần tài sản còn lại thuộc về bà Thảo. Luật sư của bị đơn cũng đề nghị phân chia tỉ lệ trên đối với cổ phần, phần góp vốn của 2 vợ chồng trong 7 công ty thuộc Tập đoàn Trung Nguyên theo tỷ lệ trên. Tuy nhiên, phía bà Thảo cho rằng tỷ lệ phân chia này không hợp lý, yêu cầu phân chia tài sản theo mức tỷ lệ 50/50.
Công ty cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên (Trung Nguyên Group) có vốn điều lệ 1.500 tỷ đồng chi phối hầu hết công ty trong tập đoàn. Trong đó, các công ty chính trong hệ thống cà phê bao gồm Công ty cổ phần cà phê Trung Nguyên Đắk Lắk do ông Đặng Lê Nguyên Vũ là đại diện pháp luật (Trung Nguyên Group chiếm 70%, ông Vũ 15%, bà Thảo 15%). Công ty cổ phần hòa tan Trung Nguyên do ông Vũ đại diện pháp luật, có cơ cấu cổ đông gồm Trung Nguyên Group chiếm 60%, bà Diệp Thảo 30% và 2 cổ đông khác 10%. Ngoài ra, Công ty cổ phần Trung Nguyên Franchise (Trung Nguyên Group 85%, ông Vũ chiếm 15% cổ phần); Công ty Đầu tư Du lịch Đặng Lê (Trung Nguyên Group chiếm 70%, ông Vũ 15%, bà Diệp Thảo 15%); Công ty cổ phần Đầu tư Trung Nguyên (ông Vũ chiếm 60%, bà Diệp Thảo 30%, 2 cổ đông khác 10%); Công ty thương mại và dịch vụ G7.
Kết quả thẩm định của công ty thẩm định tài sản do tòa trưng cầu thì số cổ phần trên có trị giá 5.654 tỷ đồng. Ngoài ra Tập đoàn Trung Nguyên còn có hệ thống nhà máy tại TP HCM, Bình Dương, Buôn Ma Thuột và Bắc Giang và dự án bất động sản có giá trị đầu tư khoảng 2.800 tỷ đồng. Như vậy theo số liệu phía ông Vũ đưa ra thì tổng cộng số tài sản chung bao gồm cổ phần, tiền mặt và bất động sản có tổng trị giá gần 8.400 tỷ đồng.
HĐXX tuyên bố tạm nghỉ phiên tòa, đến ngày 25/2 phiên tòa tiếp tục với phần phát biểu quan điểm giải quyết vụ án của đại diện Viện Kiểm sát.

Hải Ninh

>> xem thêm

Bình luận(0)