Sập hầm thủy điện Đạ Dâng, 12 nạn nhân mắc kẹt, hàng trăm người giải cứu.
Khoảng 7h sáng 16/12, 12 công nhân thuộc Công ty CP Sông Đà 505 đang thi công hầm thủy điện Đa Dâng - Đa Chomo (xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng) thì 1 đoạn hầm dài hàng chục mét sập khiến họ bị mắc kẹt bên trong. Thủ tướng Chính phủ đã có công điện khẩn yêu cầu thực hiện công tác cứu nạn cứu hộ, tìm cách cứu sống 12 công nhân. 21h cùng ngày, lực lượng cứu hộ đã khoan một lỗ đưa ống có đường kính 6cm để bơm sữa và cháo tiếp tế cho công nhân trong hầm.
Đến chiều 19/12, nhờ sự nỗ lực làm việc không quản ngày đêm của đội cứu trợ bao gồm các lực lượng cảnh sát, quân đội, công binh..., 12 nạn nhân trong vụ sập hầm thủy điện Đa Dâng - Đa Chomo đã được giải cứu, đưa ra khỏi miệng hầm sau 4 ngày mắc kẹt trong tiếng hò reo, sự vui mừng khôn xiết của tất cả những người chứng kiến. Đây có lẽ là kỳ tích không thể nào quên trong lịch sử cứu hộ của Việt Nam những năm gần đây. Hiện các nạn nhân đã xuất viện, sức khỏe ổn định. Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép tại vùng biển Việt Nam.
Hồi đầu tháng 5, Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 cùng hơn 100 tàu vũ trang, tàu quân sự và máy bay hộ tống đi vào vùng biển Việt Nam và đã hạ đặt trái phép giàn khoan này tại vị trí nằm sâu trên 80 hải lý trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982. Các tàu hộ tống bảo vệ giàn khoan của Trung Quốc rất hung hăng bắn vòi nước có cường độ mạnh và đâm húc thẳng vào các tàu công vụ, tàu dân sự của Việt Nam, gây hư hại nhiều tàu và làm nhiều người bị thương. Việt Nam đã kiên quyết đấu tranh theo biện pháp hòa bình và sau 75 ngày hoạt động trái phép, cuối cùng giàn khoan Hải Dương 981 phải rút ra khỏi vùng biển chủ quyền Việt Nam. Vụ lùm xùm về tuổi thật Công Phượng và cơn bão truyền thông.
Hồi đầu tháng 11, truyền hình, báo chí ầm ĩ đưa tin về nghi vấn cầu thủ Nguyễn Công Phượng của đội tuyển U19 Việt Nam gian lận tuổi, thu hút sự quan tâm của đông đảo dư luận. Cụ thể, tờ Thể Thao 24h đã đặt vấn đề có nhiều nghi vấn về tuổi thật của Công Phượng khi có một số bút tích cho thấy Phượng sinh ngày 21/1/1993 chứ không phải 21/1/1995 như tuổi kê khai hiện nay. Sau đó, Chuyển động 24h của VTV đã dẫn lại bài viết trên báo Thể Thao 24h, đồng thời đưa ra ba hồ sơ khác nhau của Công Phượng với những năm sinh khác nhau là 1993, 1995 và 1996. Sau tin đồn Công Phượng gian lận tuổi, bố mẹ Công Phượng đã lên tiếng phủ nhận và đưa ra bằng chứng là giấy khai sinh gốc và sổ hộ khẩu chứng minh Công Phương mới chỉ 19 tuổi. Tất cả giấy tờ đều cho thấy Công Phượng sinh ngày 21/1/1995. Tuy nhiên, ngày 16/11, Chương trình Chuyển động 24h lại xới vụ việc lên khi đề cập đến vấn đề giấy tờ chứng minh Công Phượng sinh năm 1995 có nhiều dấu hiệu bất thường. Thêm vào đó, Chuyển động 24h chỉ ra trong hồ sơ hộ khẩu năm 2002 do Công an huyện Đô Lương lưu giữ, có một bản khai nhân khẩu của ông Nguyễn Công Bảy - bố Công Phượng vào năm 2002 ghi Công Phượng sinh ngày 21/1/1993. Vụ việc ồn ào về tuổi thật Công Phượng chỉ dừng lại khi ngày 5/12, ông Hoàng Quốc Hào, Giám đốc Sở tư pháp Nghệ An tuyên bố đã có văn bản kết luận Công Phượng sinh ngày 21/1/1995. Trực thăng Mi-171 rơi - Tai nạn hàng không thảm khốc nhất 20 năm qua.
Vào lúc 7h46 ngày 7/7, máy bay trực thăng Mi-171 mang số hiệu 01 của Trung đoàn Không quân trực thăng 916, Sư đoàn Không quân 371, thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân chở 21 sỹ quan, chiến sĩ bay huấn luyện nhảy dù đã bị mất liên lạc và rơi tại thôn Hòa Lạc, xã Bình Yên, huyện Thạch Thất, Hà Nội, cách sân bay Hòa Lạc khoảng 3km. Vụ tai nạn khiến 18 chiến sĩ hy sinh, 3 người bị thương được cấp cứu tại bệnh viện Quân y 105 (Sơn Tây - Hà Nội). Đến ngày 19/7, thêm 1 chiến sĩ không qua khỏi do vết thương quá nặng.
Trước khi hy sinh, phi công đã điều khiển máy bay lách qua nhà dân, tránh có thêm tổn thất. Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội, cho biết tai nạn do "sự cố kỹ thuật, không phải phá hoại từ bên ngoài". Thiếu tướng Lê Mã Lương, nguyên Giám đốc Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam đánh giá, vụ tai nạn trực thăng Mi171 là rất thảm khốc, là tổn thất lớn của Quân đội nhân dân Việt Nam. Đây cũng là vụ tai nạn hàng không làm nhiều người chết nhất trong hơn 20 năm qua ở Việt Nam.
Giá xăng dầu có 12 lần giảm liên tiếp trong năm.
Trong năm 2014, giá xăng dầu trải qua 12 lần giảm liên tiếp, từ kỷ lục 25.640 đồng/lít vào cuối tháng 7, xuống còn 17.880 đồng vào ngày 22/12. Mặt bằng giá xăng hiện nhất trong gần 4 năm qua, giúp chỉ số giá tiêu dùng giảm đáng kể, nhờ đó, các doanh nghiệp ngoài ngành dầu khí có cơ hội hạ giá thành và mở rộng sản xuất kinh doanh.
Nguyên nhân giá xăng dầu trong nước giảm kỷ lục do giá dầu thế giới giảm. Cụ thể, giá dầu thô thế giới giảm từ mức 110 USD đầu tháng 7 xuống sát 50 USD/thùng vào cuối năm nay. Giá dầu thế giới giảm mạnh, Việt Nam đứng trước nguy cơ thất thu hàng chục nghìn tỷ đồng, khi mà khai thác và xuất khẩu dầu thô đang đóng góp tới 30% ngân sách. Chính phủ tính toán, ở dưới ngưỡng 100 USD, giá dầu cứ giảm 1 USD một thùng, ngân sách sẽ hụt thu khoảng 1.000 tỷ đồng. Hàng loạt công trình trọng yếu hoàn thành.
Năm 2014, hàng loạt công trình quan trọng của Việt Nam đã hoàn thành như tòa nhà Quốc hội, cầu Nhật Tân, cao tốc Nội Bài - Lào Cai, công trình tuyến cáp điện ngầm xuyên biển dài nhất Đông Nam Á, đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây... Đó đều là những công trình có ý nghĩa đối với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng cho đất nước. Thu hồi nhà, đất ông Trần Văn Truyền.
Ngày 21/11, UB Kiểm tra TƯ đã có thông cáo báo chí về kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm về thực hiện chính sách nhà, đất đối với ông Trần Văn Truyền, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ. Cụ thể, kết luận đã chỉ ra 6 khuyết điểm, vi phạm trong thực hiện chính sách nhà, đất của ông Trần Văn Truyền trong thời gian đương chức và lúc nghỉ hưu. Văn bản cũng nêu những sai phạm của một số cơ quan chức năng khi đã có lệnh thu hồi một số nhà, đất của ông Truyền nhưng các cơ quan này vẫn không tiến hành thu hồi. Vụ việc thu hồi nhà đất của ông Trần Văn Truyền là một hồi chuông cảnh báo cho những vị quan chức có những hành vi sai phạm tương tự.
Sập hầm thủy điện Đạ Dâng, 12 nạn nhân mắc kẹt, hàng trăm người giải cứu.
Khoảng 7h sáng 16/12, 12 công nhân thuộc Công ty CP Sông Đà 505 đang thi công hầm thủy điện Đa Dâng - Đa Chomo (xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng) thì 1 đoạn hầm dài hàng chục mét sập khiến họ bị mắc kẹt bên trong. Thủ tướng Chính phủ đã có công điện khẩn yêu cầu thực hiện công tác cứu nạn cứu hộ, tìm cách cứu sống 12 công nhân. 21h cùng ngày, lực lượng cứu hộ đã khoan một lỗ đưa ống có đường kính 6cm để bơm sữa và cháo tiếp tế cho công nhân trong hầm.
Đến chiều 19/12, nhờ sự nỗ lực làm việc không quản ngày đêm của đội cứu trợ bao gồm các lực lượng cảnh sát, quân đội, công binh..., 12 nạn nhân trong vụ sập hầm thủy điện Đa Dâng - Đa Chomo đã được giải cứu, đưa ra khỏi miệng hầm sau 4 ngày mắc kẹt trong tiếng hò reo, sự vui mừng khôn xiết của tất cả những người chứng kiến. Đây có lẽ là kỳ tích không thể nào quên trong lịch sử cứu hộ của Việt Nam những năm gần đây. Hiện các nạn nhân đã xuất viện, sức khỏe ổn định.
Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép tại vùng biển Việt Nam.
Hồi đầu tháng 5, Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 cùng hơn 100 tàu vũ trang, tàu quân sự và máy bay hộ tống đi vào vùng biển Việt Nam và đã hạ đặt trái phép giàn khoan này tại vị trí nằm sâu trên 80 hải lý trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982.
Các tàu hộ tống bảo vệ giàn khoan của Trung Quốc rất hung hăng bắn vòi nước có cường độ mạnh và đâm húc thẳng vào các tàu công vụ, tàu dân sự của Việt Nam, gây hư hại nhiều tàu và làm nhiều người bị thương. Việt Nam đã kiên quyết đấu tranh theo biện pháp hòa bình và sau 75 ngày hoạt động trái phép, cuối cùng giàn khoan Hải Dương 981 phải rút ra khỏi vùng biển chủ quyền Việt Nam.
Vụ lùm xùm về tuổi thật Công Phượng và cơn bão truyền thông.
Hồi đầu tháng 11, truyền hình, báo chí ầm ĩ đưa tin về nghi vấn cầu thủ Nguyễn Công Phượng của đội tuyển U19 Việt Nam gian lận tuổi, thu hút sự quan tâm của đông đảo dư luận. Cụ thể, tờ Thể Thao 24h đã đặt vấn đề có nhiều nghi vấn về tuổi thật của Công Phượng khi có một số bút tích cho thấy Phượng sinh ngày 21/1/1993 chứ không phải 21/1/1995 như tuổi kê khai hiện nay. Sau đó, Chuyển động 24h của VTV đã dẫn lại bài viết trên báo Thể Thao 24h, đồng thời đưa ra ba hồ sơ khác nhau của Công Phượng với những năm sinh khác nhau là 1993, 1995 và 1996.
Sau tin đồn Công Phượng gian lận tuổi, bố mẹ Công Phượng đã lên tiếng phủ nhận và đưa ra bằng chứng là giấy khai sinh gốc và sổ hộ khẩu chứng minh Công Phương mới chỉ 19 tuổi. Tất cả giấy tờ đều cho thấy Công Phượng sinh ngày 21/1/1995. Tuy nhiên, ngày 16/11, Chương trình Chuyển động 24h lại xới vụ việc lên khi đề cập đến vấn đề giấy tờ chứng minh Công Phượng sinh năm 1995 có nhiều dấu hiệu bất thường.
Thêm vào đó, Chuyển động 24h chỉ ra trong hồ sơ hộ khẩu năm 2002 do Công an huyện Đô Lương lưu giữ, có một bản khai nhân khẩu của ông Nguyễn Công Bảy - bố Công Phượng vào năm 2002 ghi Công Phượng sinh ngày 21/1/1993. Vụ việc ồn ào về tuổi thật Công Phượng chỉ dừng lại khi ngày 5/12, ông Hoàng Quốc Hào, Giám đốc Sở tư pháp Nghệ An tuyên bố đã có văn bản kết luận Công Phượng sinh ngày 21/1/1995.
Trực thăng Mi-171 rơi - Tai nạn hàng không thảm khốc nhất 20 năm qua.
Vào lúc 7h46 ngày 7/7, máy bay trực thăng Mi-171 mang số hiệu 01 của Trung đoàn Không quân trực thăng 916, Sư đoàn Không quân 371, thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân chở 21 sỹ quan, chiến sĩ bay huấn luyện nhảy dù đã bị mất liên lạc và rơi tại thôn Hòa Lạc, xã Bình Yên, huyện Thạch Thất, Hà Nội, cách sân bay Hòa Lạc khoảng 3km. Vụ tai nạn khiến 18 chiến sĩ hy sinh, 3 người bị thương được cấp cứu tại bệnh viện Quân y 105 (Sơn Tây - Hà Nội). Đến ngày 19/7, thêm 1 chiến sĩ không qua khỏi do vết thương quá nặng.
Trước khi hy sinh, phi công đã điều khiển máy bay lách qua nhà dân, tránh có thêm tổn thất. Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội, cho biết tai nạn do "sự cố kỹ thuật, không phải phá hoại từ bên ngoài". Thiếu tướng Lê Mã Lương, nguyên Giám đốc Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam đánh giá, vụ tai nạn trực thăng Mi171 là rất thảm khốc, là tổn thất lớn của Quân đội nhân dân Việt Nam. Đây cũng là vụ tai nạn hàng không làm nhiều người chết nhất trong hơn 20 năm qua ở Việt Nam.
Giá xăng dầu có 12 lần giảm liên tiếp trong năm.
Trong năm 2014, giá xăng dầu trải qua 12 lần giảm liên tiếp, từ kỷ lục 25.640 đồng/lít vào cuối tháng 7, xuống còn 17.880 đồng vào ngày 22/12. Mặt bằng giá xăng hiện nhất trong gần 4 năm qua, giúp chỉ số giá tiêu dùng giảm đáng kể, nhờ đó, các doanh nghiệp ngoài ngành dầu khí có cơ hội hạ giá thành và mở rộng sản xuất kinh doanh.
Nguyên nhân giá xăng dầu trong nước giảm kỷ lục do giá dầu thế giới giảm. Cụ thể, giá dầu thô thế giới giảm từ mức 110 USD đầu tháng 7 xuống sát 50 USD/thùng vào cuối năm nay. Giá dầu thế giới giảm mạnh, Việt Nam đứng trước nguy cơ thất thu hàng chục nghìn tỷ đồng, khi mà khai thác và xuất khẩu dầu thô đang đóng góp tới 30% ngân sách. Chính phủ tính toán, ở dưới ngưỡng 100 USD, giá dầu cứ giảm 1 USD một thùng, ngân sách sẽ hụt thu khoảng 1.000 tỷ đồng.
Hàng loạt công trình trọng yếu hoàn thành.
Năm 2014, hàng loạt công trình quan trọng của Việt Nam đã hoàn thành như tòa nhà Quốc hội, cầu Nhật Tân, cao tốc Nội Bài - Lào Cai, công trình tuyến cáp điện ngầm xuyên biển dài nhất Đông Nam Á, đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây...
Đó đều là những công trình có ý nghĩa đối với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng cho đất nước.
Thu hồi nhà, đất ông Trần Văn Truyền.
Ngày 21/11, UB Kiểm tra TƯ đã có thông cáo báo chí về kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm về thực hiện chính sách nhà, đất đối với ông Trần Văn Truyền, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ.
Cụ thể, kết luận đã chỉ ra 6 khuyết điểm, vi phạm trong thực hiện chính sách nhà, đất của ông Trần Văn Truyền trong thời gian đương chức và lúc nghỉ hưu. Văn bản cũng nêu những sai phạm của một số cơ quan chức năng khi đã có lệnh thu hồi một số nhà, đất của ông Truyền nhưng các cơ quan này vẫn không tiến hành thu hồi. Vụ việc thu hồi nhà đất của ông Trần Văn Truyền là một hồi chuông cảnh báo cho những vị quan chức có những hành vi sai phạm tương tự.