Ngày 5/2 (mùng 6 tháng giêng), “Nam thiên đệ nhất động” – chùa Hương chính thức mở cửa đón du khách. Tuy nhiên, ngay từ ngày khai hội, những “máy chém” tại chùa Hương đã hét giá khiến nhiều du khách phải “ngậm bồ hòn làm ngọt”. Ngoài việc mua vé tham quan và phí đò với giá 85.000 đồng do ban tổ chức đưa ra, du khách còn phải thương lượng với lái đò giá ngồi đò vào chùa. Nếu “cháy đò”, giá có thể bị "hét" lên đến 100.000 đồng/người. Như mọi năm, tình trạng treo bán thú rừng vẫn diễn ra tại những điểm kinh doanh ăn uống. Những chủ hộ kinh doanh cho biết, thịt treo bán đều là thú rừng (?). Giá bán thịt nhím là 550.000 đồng/kg, thịt nai là 500.000 đồng/kg, thịt hoẵng 450.000 đồng/kg... Trong khi đó, ông Nguyễn Chí Thanh (Trường ban quản lý khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn) khẳng định: “Những loại thịt bán ở chùa Hương đều là thú nuôi chứ không phải thú rừng”. Những quán phục vụ ăn uống cũng tranh thủ "hét" giá với những món cơm, phở. Một bát phở bò thường cũng được bán với giá 45.000 đồng/bát. “Máy chém trắng trợn” nhất trong ngày khai hội chùa Hương chính là điểm bán sim thẻ điện thoại. Mặc dù trên các thẻ đã in mệnh giá bán, nhưng chủ tiệm lại bán hơn giá chênh lệch 5.000 đồng (thẻ 20.000 đồng bán 25.000 đồng…). Một lò bánh mỳ được dựng tạm để sản xuất trong mùa hội cũng “chém” với giá “cắt cổ”. Bánh mỳ thường có giá 10.000 đồng/chiếc. Nếu có kèm xúc xích thì giá vượt lên hẳn với 30.000 đồng/chiếc. “Mua bán chợ nổi” được tái hiện tại suối Yến với giá bán hàng cao hơn khi bán ở trên bờ. Dịch vụ đổi tiền lẻ cũng diễn ra công khai tại các cổng đền, chùa cho dù đã có lệnh cấm. Tỉ lệ đổi tiền chênh lệch khá lớn, “10 ăn 8” với tất cả các mệnh giá tiền. “Xổ số nhà nước” được rao bán tràn lan ở trạm cáp treo. “Chỉ cần cào lớp phủ và dò ngay tại chỗ, so với bảng số chị đang cầm, nếu có thì nhận thưởng luôn, giá chỉ 2.000 đồng thôi…” – một phụ nữ rao bán vé mời gọi. Nhiều du khách đã lựa chọn cách mang đồ theo để ăn uống tránh tình trạng bị “chặt chém”. Họ ăn uống ở mọi lúc, mọi nơi, thậm chí ở ngay cổng đền... .. và sẵn sàng ngủ nghỉ ở mọi nơi, khi giá cho thuê chỗ nằm tại chùa Hương là 30.000 đồng/giờ. Trước những tình trạng bất cập trên, Ban tổ chức lễ hội chùa Hương đã có thông báo nhắc nhở du khách và công khai số điện thoại người có trách nhiệm để giải quyết các vụ việc, thắc mắc của du khách.
Ngày 5/2 (mùng 6 tháng giêng), “Nam thiên đệ nhất động” – chùa Hương chính thức mở cửa đón du khách. Tuy nhiên, ngay từ ngày khai hội, những “máy chém” tại chùa Hương đã hét giá khiến nhiều du khách phải “ngậm bồ hòn làm ngọt”. Ngoài việc mua vé tham quan và phí đò với giá 85.000 đồng do ban tổ chức đưa ra, du khách còn phải thương lượng với lái đò giá ngồi đò vào chùa. Nếu “cháy đò”, giá có thể bị "hét" lên đến 100.000 đồng/người.
Như mọi năm, tình trạng treo bán thú rừng vẫn diễn ra tại những điểm kinh doanh ăn uống. Những chủ hộ kinh doanh cho biết, thịt treo bán đều là thú rừng (?). Giá bán thịt nhím là 550.000 đồng/kg, thịt nai là 500.000 đồng/kg, thịt hoẵng 450.000 đồng/kg... Trong khi đó, ông Nguyễn Chí Thanh (Trường ban quản lý khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn) khẳng định: “Những loại thịt bán ở chùa Hương đều là thú nuôi chứ không phải thú rừng”.
Những quán phục vụ ăn uống cũng tranh thủ "hét" giá với những món cơm, phở. Một bát phở bò thường cũng được bán với giá 45.000 đồng/bát.
“Máy chém trắng trợn” nhất trong ngày khai hội chùa Hương chính là điểm bán sim thẻ điện thoại. Mặc dù trên các thẻ đã in mệnh giá bán, nhưng chủ tiệm lại bán hơn giá chênh lệch 5.000 đồng (thẻ 20.000 đồng bán 25.000 đồng…).
Một lò bánh mỳ được dựng tạm để sản xuất trong mùa hội cũng “chém” với giá “cắt cổ”. Bánh mỳ thường có giá 10.000 đồng/chiếc. Nếu có kèm xúc xích thì giá vượt lên hẳn với 30.000 đồng/chiếc.
“Mua bán chợ nổi” được tái hiện tại suối Yến với giá bán hàng cao hơn khi bán ở trên bờ.
Dịch vụ đổi tiền lẻ cũng diễn ra công khai tại các cổng đền, chùa cho dù đã có lệnh cấm. Tỉ lệ đổi tiền chênh lệch khá lớn, “10 ăn 8” với tất cả các mệnh giá tiền.
“Xổ số nhà nước” được rao bán tràn lan ở trạm cáp treo. “Chỉ cần cào lớp phủ và dò ngay tại chỗ, so với bảng số chị đang cầm, nếu có thì nhận thưởng luôn, giá chỉ 2.000 đồng thôi…” – một phụ nữ rao bán vé mời gọi.
Nhiều du khách đã lựa chọn cách mang đồ theo để ăn uống tránh tình trạng bị “chặt chém”. Họ ăn uống ở mọi lúc, mọi nơi, thậm chí ở ngay cổng đền...
.. và sẵn sàng ngủ nghỉ ở mọi nơi, khi giá cho thuê chỗ nằm tại chùa Hương là 30.000 đồng/giờ.
Trước những tình trạng bất cập trên, Ban tổ chức lễ hội chùa Hương đã có thông báo nhắc nhở du khách và công khai số điện thoại người có trách nhiệm để giải quyết các vụ việc, thắc mắc của du khách.