Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung từng trao đổi với báo chí: "Theo kỹ thuật hình sự thế giới, một người chết đuối dưới nước thông thường thì 5 – 7 ngày xác chết sẽ nổi lên, tùy vào điều kiện thời tiết. Nhưng những trường hợp chết vứt xuống sông, bên kỹ thuật hình sự thế giới tổng kết, phải từ 18 – 25 ngày, xác mới nổi".
Cũng theo thiếu tướng Chung, bằng mọi giá các cơ quan công an phải quyết tâm, cố gắng phải tìm thấy xác nạn nhân.
|
Cầu Thanh Trì là nơi đối tượng khai nhận đã dùng ô tô riêng của mình BKS 29A - 48881 ném xác chị Huyền. Ảnh: Cơ quan công an yêu cầu Bác sĩ Tường chỉ đúng nơi ném xác phi tang. |
Liệu hôm nay, xác nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền (39 tuổi trú tại 36 Hàng Thiếc, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) bị bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường phi tang ở sông Hồng có nổi? Đây vẫn là câu hỏi không có lời đáp! Đến thời điểm nay, toàn khu vực nghi ngờ xác chìm hoặc có thể trôi dạt... đã được các đội tìm kiếm, thợ lặn chuyên nghiệp cũng như dân chài lùng xục, khấy tung, thậm chí cả các nhà ngoại cảm tự nguyện đến chỉ điểm... đều bất lực và dường như việc tìm chị Huyền như mò kim đáy bể.
“Chỉ thương 2 đứa con tôi còn quá nhỏ. Giờ tâm nguyện lớn nhất là tìm thấy mẹ các cháu để đưa về an táng. Còn thủ phạm gây ra tội ác này sẽ bị pháp luật xử lý sau”, anh Huy bùi ngùi chia sẻ trên Người Đưa Tin.
Trong nhiều ngày qua, gia đình nạn nhân vẫn tiếp tục thuê thuyền đi dọc sông Hồng để tìm kiếm, trung bình một lần thuê phải bỏ phí từ 5 - 7 triệu đồng. Một người bác ruột của nạn nhân cho biết, chi phí cho việc tìm kiếm đến nay chưa tính được con số cụ thể, nhưng đã lên tới hàng trăm triệu đồng.
|
Thẩm mỹ viện Cát Tường, nơi bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường phẫu thuật và làm chết nạn nhân Huyền. |
Hiện, việc chưa thể tìm được thi thể của nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền khiến dư luận và gia đình đặt ra nhiều nghi vấn bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường không ném xác nạn nhân. “Chúng tôi đề nghị CQĐT lấy lại lời khai của ông Tường và người bảo vệ, để xác định các ông ấy có thực sự vứt xác cháu tôi xuống sông Hồng khu vực này không. Biết đâu ông ấy phi tang ở trên bờ thì sao?”, ông Quang, cậu ruột của chồng nạn nhân nghi ngờ.
Hơn nữa, phản ứng trước quyết định cuả cơ quan điều tra Công an TP Hà Nội khởi tố bị can đối với bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường (40 tuổi, Giám đốc Trung tâm thẩm mỹ Cát Tường ở 45 đường Giải Phóng, P.Đồng Tâm, Q.Hai Bà Trưng) về tội “vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác” theo điều 242 của bộ luật Hình sự và tội “xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt” theo điều 246 bộ luật Hình sự, n
gày 3/11, ông Lê Văn Viễn, bố đẻ nạn nhân Huyền đã gửi tới Lao Động bức tâm thư: “Tường không phải là bác sĩ phẫu thuật thẩm mĩ, mà dám coi thường tính mạng con người, lóa mắt trước đồng tiền, không có kiến thức và thực hành về phẫu thuật thẩm mỹ mà dám làm bừa để gây nên cái chết cho con tôi. Đó chính là tội giết người!”
Theo đó, ông Viễn cho rằng, việc quy tội giết người không nhất thiết phải cầm dao kiếm đâm chém người ta hay đánh thuốc độc… dẫn đến kết quả chết người mới buộc tội là giết người.