Gần 20 năm nay, những người dân sống ở tổ dân cư số 13 phường Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội luôn sinh hoạt chung với người chết khiến những ai lần đầu tiên chứng kiến cũng đều khiếp sợ.Từ rất lâu, mọi sinh hoạt như đi lại, ngủ nghỉ, vui chơi... của những người dân ở tổ dân cư số 13 phường Quan Hoa đã gắn liền với khoảng 200 ngôi mộ tại đây.Người dân nơi đây cho biết, trước kia những ngôi mộ này nằm tách biệt hoàn toàn phía ngoài một khu bãi bồi đất rộng cạnh bờ sông Tô Lịch và được quy hoạch hẳn thành một khu nghĩa địa, đặc biệt chính quyền không cho phép nhà cửa của người dân được xây dựng gần.Tuy nhiên, gần 20 năm trở lại đây các khu đất xung quanh khu mộ càng bị thu hẹp lại bởi nhà cửa được xây dựng san sát do quá trình đô thị hóa.Dần dần qua thời gian những ngôi mộ trong khu nghĩa trang bị những ngôi nhà cao tầng bao, chặn xung quanh.Một số hộ dân sống ở tổ dân cư số 13 phường Quan Hoa hễ mở cửa ra là thấy nấm mộ.Có ngôi mộ lớn án ngự ngay trươc cửa ra vào của một hộ dân.Hay nằm sát mép cửa như thế này.Nhiều ngôi mộ còn dựa hẳn vào tường nhà.Nhìn như thế này, khó có thể phân biệt được đâu là nhà, đâu là mộ.Lo ngại nhất là những đứa trẻ sống ở đây ngày ngày chơi đùa xung quanh các nấm mộ, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.Không chỉ tại Quan Hoa - Cầu Giấy, khu nghĩa địa của xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, TP Hà Nội cũng có đến hàng trăm ngôi mộ nằm ở ngay sát phía ngoài mặt đường nhưng không hề có tường bao ngăn cách, ai đi ngang qua cũng có thể dễ dàng quan sát thấy.Nhiều hộ dân sống xung quanh khu vực đã tranh thủ tận dụng những ô đất trống ngay trong các nấm mộ để trồng rau (hành, xà lách, đậu...) phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày.Liên quan đến việc sống chung với người chết, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ và Thực phẩm sinh học (ĐH Bách khoa Hà Nội) cho biết: "Người dân sống và sinh hoạt với người chết rất dễ bị mắc các bệnh truyền nhiễm từ người đã mất. Những người ăn rau trồng xung quanh, trên mộ người chết còn dễ lắc bệnh truyền nhiễm lây từ sinh phẩm của người mất lây lan sang rau (nếu người ta đi bốc mộ)".
Gần 20 năm nay, những người dân sống ở tổ dân cư số 13 phường Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội luôn sinh hoạt chung với người chết khiến những ai lần đầu tiên chứng kiến cũng đều khiếp sợ.
Từ rất lâu, mọi sinh hoạt như đi lại, ngủ nghỉ, vui chơi... của những người dân ở tổ dân cư số 13 phường Quan Hoa đã gắn liền với khoảng 200 ngôi mộ tại đây.
Người dân nơi đây cho biết, trước kia những ngôi mộ này nằm tách biệt hoàn toàn phía ngoài một khu bãi bồi đất rộng cạnh bờ sông Tô Lịch và được quy hoạch hẳn thành một khu nghĩa địa, đặc biệt chính quyền không cho phép nhà cửa của người dân được xây dựng gần.
Tuy nhiên, gần 20 năm trở lại đây các khu đất xung quanh khu mộ càng bị thu hẹp lại bởi nhà cửa được xây dựng san sát do quá trình đô thị hóa.
Dần dần qua thời gian những ngôi mộ trong khu nghĩa trang bị những ngôi nhà cao tầng bao, chặn xung quanh.
Một số hộ dân sống ở tổ dân cư số 13 phường Quan Hoa hễ mở cửa ra là thấy nấm mộ.
Có ngôi mộ lớn án ngự ngay trươc cửa ra vào của một hộ dân.
Hay nằm sát mép cửa như thế này.
Nhiều ngôi mộ còn dựa hẳn vào tường nhà.
Nhìn như thế này, khó có thể phân biệt được đâu là nhà, đâu là mộ.
Lo ngại nhất là những đứa trẻ sống ở đây ngày ngày chơi đùa xung quanh các nấm mộ, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
Không chỉ tại Quan Hoa - Cầu Giấy, khu nghĩa địa của xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, TP Hà Nội cũng có đến hàng trăm ngôi mộ nằm ở ngay sát phía ngoài mặt đường nhưng không hề có tường bao ngăn cách, ai đi ngang qua cũng có thể dễ dàng quan sát thấy.
Nhiều hộ dân sống xung quanh khu vực đã tranh thủ tận dụng những ô đất trống ngay trong các nấm mộ để trồng rau (hành, xà lách, đậu...) phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày.
Liên quan đến việc sống chung với người chết, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ và Thực phẩm sinh học (ĐH Bách khoa Hà Nội) cho biết: "Người dân sống và sinh hoạt với người chết rất dễ bị mắc các bệnh truyền nhiễm từ người đã mất. Những người ăn rau trồng xung quanh, trên mộ người chết còn dễ lắc bệnh truyền nhiễm lây từ sinh phẩm của người mất lây lan sang rau (nếu người ta đi bốc mộ)".