Đầu năm 2013, xuất hiện nhiều nguồn tin trên các trang mạng xã hội phản ánh có những em bé biến mất một cách rất đáng ngờ tại chùa Bồ Đề.
Đầu tháng 3/20113, báo Phụ Nữ TP HCM đã đăng loạt phóng sự “Thâm nhập đường dây “kinh doanh” con nuôi ở Hà Nội” của nhà báo Thu Trang và nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi về những bài viết này.
Từ đầu tháng 7/2014, trên một số báo điện tử và các trang mạng xã hội xuất hiện thông tin trẻ em chùa Bồ Đề bị mua bán. Nhiều nguồn tin cho biết, nếu được nhận làm con nuôi, nhà chùa sẽ được "cung tiến" từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng từ những người nhận nuôi chúng. Thông tin này đã gây xôn xao dư luận.
Trước những cáo buộc của dư luận và báo chí, Trụ trì chùa Bồ Đề, ni sư Thích Đàm Lan khẳng định: “Không có chuyện chùa Bồ Đề là kênh trung gian mua bán con nuôi”. Tới giữa tháng 7/2014
, cơ quan công an quận Long Biên bắt đầu vào cuộc điều tra thực hư sự việc. Lúc đầu, Công an quận Long Biên cho biết
chưa phát hiện dấu hiệu buôn bán trẻ em và cũng chưa nhận được đơn thư của ai tố giác về việc buôn bán trẻ em tại chùa này.
Ngay sau đó, ngày 1/8, cơ quan điều tra nhận được đơn tố giác của anh Nguyễn Thành Long về việc cháu Cù Nguyên Công - cháu bé ở chùa Bồ Đề mà anh Long vẫn thường xuyên đón về nhà chăm sóc bị mất tích.
Sau khi nhận được đơn thư phản ánh của anh Long, Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45) - Công an TP Hà Nội đã vào cuộc. 19h tối 2/8, các trinh sát của phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội đã bắt Nguyễn Thị Thanh Trang, quản lý khu nuôi trẻ mồ côi và trẻ bị bỏ rơi ở chùa Bồ Đề và Phạm Thị Nguyệt (SN 1979, quê Ninh Bình) về hành vi buôn bán trẻ em trong vụ mua bán bé Cù Nguyên Công với giá 35 triệu đồng.
Công an Hà Nội cũng đã triệu tập ni sư Thích Đàm Lan để thẩm tra nhưng chưa xác định có dấu hiệu liên quan nên nên ni sư này không bị bắt giữ.
Chiều 4/8, Phòng cảnh sát hình sự (PC45), Công an Hà Nội cho biết đã chính thức khởi tố vụ mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề. Và cùng ngày, trả lời những câu hỏi của báo chí, trụ trì Thích Đàm Lan cho biết cháu bé bị mất tích không do nhà chùa quản lý và một lần nữa khẳng định nhà chùa không liên quan tới hành vi buôn bán trẻ em.
Ngày 6/8, cơ quan chức năng chính thức thanh tra chùa Bồ Đề. Cùng ngày, đại diện Phòng Cảnh sát Hình sự Công an Hà Nội xác nhận, trong một vài ngày qua, CQĐT tiếp nhận gần chục lá đơn phản ánh về việc còn 9 cháu bé khác từng được nuôi dưỡng tại chùa Bồ Đề nhưng hiện nay đã “mất tích”. Và đặc biệt hơn nữa là nhiều trẻ họ tên trùng nhau hoàn toàn, khác mỗi năm sinh.
Ngày 12/8, tại cuộc họp báo thường kỳ của Thành ủy Hà Nội, đại diện cơ quan này cho biết,
trụ trì chùa Bồ Đề hoàn toàn không liên quan gì trong vụ án này. Tại cuộc họp báo Thành ủy ngày 19/8,
Đại tá Nguyễn Duy Ngọc - Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết: “Áp dụng quy định Bộ luật Hình sự, đến nay cơ quan điều tra chưa chứng minh được sư Thích Đàm Lan vi phạm, liên quan đến vụ mua bán trẻ em tại chùa Bồ Đề”.
Sáng 22/8, 17 trẻ nhỏ và 13 cụ già ở chùa Bồ Đề đã chính thức được chuyển sang các trung tâm bảo trợ xã hội trực thuộc Sở Lao động – Thương binh – Xã hội Hà Nội, đó là: Trung tâm Giáo dục lao động xã hội số 2 (tiếp nhận 1 trẻ nhiễm HIV); Trung tâm bảo trợ xã hội số 3; Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật Hà Nội. Những trẻ em và người già khác sẽ tiếp tục được chuyển đi trong tháng này.
Cũng trong ngày 22/8, Văn phòng Thành ủy Hà Nội thông báo về kết luận của Thường trực Thành ủy đối với công tác quản lý, nuôi dưỡng trẻ em và các đối tượng bảo trợ xã hội tại chùa Bồ Đề. Theo đó, Thành ủy Hà Nội yêu cầu cơ quan công an tiếp tục điều tra, sớm kết luận vụ việc có dấu hiệu mua bán trẻ em xảy ra tại chùa này. Như vậy, việc ni sư Thích Đàm Lan có liên quan đến vụ mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề hay không vẫn chưa có kết luận cuối cùng.
Đầu năm 2013, xuất hiện nhiều nguồn tin trên các trang mạng xã hội phản ánh có những em bé biến mất một cách rất đáng ngờ tại chùa Bồ Đề.
Đầu tháng 3/20113, báo Phụ Nữ TP HCM đã đăng loạt phóng sự “Thâm nhập đường dây “
kinh doanh” con nuôi ở Hà Nội” của nhà báo Thu Trang và nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi về những bài viết này.
Từ đầu tháng 7/2014, trên một số báo điện tử và các trang mạng xã hội xuất hiện thông tin trẻ em chùa Bồ Đề bị mua bán. Nhiều nguồn tin cho biết, nếu được nhận làm con nuôi, nhà chùa sẽ được "cung tiến" từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng từ những người nhận nuôi chúng. Thông tin này đã gây xôn xao dư luận.
Trước những cáo buộc của dư luận và báo chí, Trụ trì chùa Bồ Đề, ni sư Thích Đàm Lan khẳng định: “Không có chuyện chùa Bồ Đề là kênh trung gian mua bán con nuôi”. Tới giữa tháng 7/2014
, cơ quan
công an quận Long Biên bắt đầu vào cuộc điều tra thực hư sự việc. Lúc đầu, Công an quận Long Biên cho biết
chưa phát hiện dấu hiệu buôn bán trẻ em và cũng chưa nhận được đơn thư của ai tố giác về việc buôn bán trẻ em tại chùa này.
Ngay sau đó, ngày 1/8, cơ quan điều tra nhận được đơn tố giác của anh Nguyễn Thành Long về việc cháu Cù Nguyên Công - cháu bé ở chùa Bồ Đề mà anh Long vẫn thường xuyên đón về nhà chăm sóc bị mất tích.
Sau khi nhận được đơn thư phản ánh của anh Long, Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45) - Công an TP Hà Nội đã vào cuộc. 19h tối 2/8, các trinh sát của phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hà Nội đã bắt Nguyễn Thị Thanh Trang, quản lý khu nuôi trẻ mồ côi và trẻ bị bỏ rơi ở chùa Bồ Đề và Phạm Thị Nguyệt (SN 1979, quê Ninh Bình) về hành vi buôn bán trẻ em trong vụ mua bán bé Cù Nguyên Công với giá 35 triệu đồng.
Công an Hà Nội cũng đã triệu tập ni sư Thích Đàm Lan để thẩm tra nhưng chưa xác định có dấu hiệu liên quan nên nên ni sư này không bị bắt giữ.
Chiều 4/8, Phòng cảnh sát hình sự (PC45), Công an Hà Nội cho biết đã chính thức khởi tố vụ mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề. Và cùng ngày, trả lời những câu hỏi của báo chí, trụ trì Thích Đàm Lan cho biết cháu bé bị mất tích không do nhà chùa quản lý và một lần nữa khẳng định nhà chùa không liên quan tới hành vi buôn bán trẻ em.
Ngày 6/8, cơ quan chức năng chính thức thanh tra chùa Bồ Đề. Cùng ngày, đại diện Phòng Cảnh sát Hình sự Công an Hà Nội xác nhận, trong một vài ngày qua, CQĐT tiếp nhận gần chục lá đơn phản ánh về việc còn 9 cháu bé khác từng được nuôi dưỡng tại chùa Bồ Đề nhưng hiện nay đã “mất tích”. Và đặc biệt hơn nữa là nhiều trẻ họ tên trùng nhau hoàn toàn, khác mỗi năm sinh.
Ngày 12/8, tại cuộc họp báo thường kỳ của Thành ủy Hà Nội, đại diện cơ quan này cho biết,
trụ trì chùa Bồ Đề hoàn toàn không liên quan gì trong vụ án này. Tại cuộc họp báo Thành ủy ngày 19/8,
Đại tá Nguyễn Duy Ngọc - Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết: “Áp dụng quy định Bộ luật Hình sự, đến nay cơ quan điều tra chưa chứng minh được sư Thích Đàm Lan vi phạm, liên quan đến vụ mua bán trẻ em tại chùa Bồ Đề”.
Sáng 22/8, 17 trẻ nhỏ và 13 cụ già ở chùa Bồ Đề đã chính thức được chuyển sang các trung tâm bảo trợ xã hội trực thuộc Sở Lao động – Thương binh – Xã hội Hà Nội, đó là: Trung tâm Giáo dục lao động xã hội số 2 (tiếp nhận 1 trẻ nhiễm HIV); Trung tâm bảo trợ xã hội số 3; Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật Hà Nội. Những trẻ em và người già khác sẽ tiếp tục được chuyển đi trong tháng này.
Cũng trong ngày 22/8, Văn phòng Thành ủy Hà Nội thông báo về kết luận của Thường trực Thành ủy đối với công tác quản lý, nuôi dưỡng trẻ em và các đối tượng bảo trợ xã hội tại chùa Bồ Đề. Theo đó, Thành ủy Hà Nội yêu cầu cơ quan công an tiếp tục điều tra, sớm kết luận vụ việc có dấu hiệu mua bán trẻ em xảy ra tại chùa này. Như vậy, việc ni sư Thích Đàm Lan có liên quan đến vụ mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề hay không vẫn chưa có kết luận cuối cùng.