Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình và một số nhân sĩ – trí thức
Thảm
họa vỡ hồ bùn đỏ Ajka ở Hungary xới lên cuộc tranh luận về tính an toàn
của các dự án bô-xít Tây Nguyên, nhất là khi các dự án này đều ở trên
cao.
Các hồ chứa bùn đỏ
sẽ là những quả bom độc treo trên đầu hàng chục triệu người với tai họa
khôn lường...Không thể hình dung nổi nguy cơ thảm họa môi trường của một
hồ chứa bùn đỏ hàng triệu hay hàng chục triệu m3 treo lơ lửng trên đầu
đồng bằng sông Đồng Nai và Bắc Nam Bộ, miền Nam Trung Bộ...
Nguyên
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình cùng hàng loạt nhân sĩ - trí thức đã
viết như vậy trong thư kiến nghị lên lãnh đạo Đảng, Nhà nước tạm dừng
khai thác bô-xít Tây Nguyên.
(Trong bài “Dự án bô-xít Tây Nguyên: Tiếp hay dừng?” - VEF/Vietnamnet , ngày 25/10/2010)
ĐBQH Nguyễn Lân Dũng
Tôi
cũng sẽ chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương, vì một số ý kiến lãnh đạo ở
Bộ này bảo là Việt Nam khác Hungary vì Việt Nam có thung lũng.
Nhưng
họ quên là thung lũng ở trên cao, có rất nhiều đá vôi, đá vôi tan trong
nước, bùn đỏ có khả năng sẽ ngấm xuống mạch nước ngầm, mà ngấm xuống
nước ngầm thì nó chảy xuống cả Đồng bằng Nam Bộ, quá nguy hiểm!
Ngoài
ra, Đông Nam Bộ cũng đang bị đe dọa bởi hiện tượng dâng lên của mực
nước biển. Vì thế, tương lai vùng này sẽ đối diện nhiều nguy cơ - mà đây
lại là vựa lương thực của cả nước - nên rất đáng phải quan tâm.
(Trong bài “Quốc hội cần có phản hồi về dự án bô-xít” - VEF/Vietnamnet, ngày 25/10/2010)
|
Hồ điều hòa cho nhà máy bô-xít Tân Rai (Ảnh Vietnamnet)
|
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan:
Không
phải cứ đào tài nguyên lên bán là đời sống dân giàu lên. Người dân
Quảng Ninh bao lâu nay bán than nhưng đời sống dân không giàu lên nhờ đó
mà họ phải làm du lịch và nhiều ngành nghề khác vì thế đời sống của họ
khá hơn. Theo tôi, chúng ta không thể nói rằng vì đời sống dân Tây
Nguyên nghèo mà chúng ta triển khai dự án này vì những người chưa đồng
tình với dự án vậy họ không muốn đời sống người dân khá hơn hay sao. Nói
như thế là không đúng. Bằng chứng nhãn tiền là TKV đang khai thác than ở
Quảng Ninh..
Nhà nước
hoàn toàn có thể giúp cho đời sống của người dân Tây Nguyên khá hơn bằng
cách trực tiếp bỏ tiền ra để hỗ trợ phương tiện, cải tạo sản xuất giúp
bà con nâng cao năng suất, cây trồng, trồng trọt được đảm bảo, nâng cao
chất lượng sản phẩm để các sản phẩm cafe, chè của Việt Nam đủ sức cạnh
tranh trên thị trường quốc tế. Đó mới là sự hỗ trợ thiết thực nhất.
Người dân vẫn có thể làm giàu trên nền tảng của sản xuất, văn hóa, môi
trường và những gì họ đang có, chứ không phải giúp đỡ bằng cách đảo lộn
đời sống, sinh hoạt, môi trường, văn hóa của họ lên. Tôi đồ rằng những
người được mời tính cho dự án chỉ tính riêng cho dự án này chứ không
phải tính tổng thể và chịu đến cùng về những tính toán của họ. Vậy sau
này không thành công họ sẽ phải chịu trách nhiệm thế nào?
(Trong bài “Bô xít Tây Nguyên được giám sát như siêu dự án quốc gia” – VnExpress, ngày 29/10/2010)
Ông Nguyễn Văn Ban - Nguyên Trưởng ban Dự án nhôm (Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam - cũ)
Thực
tế mà nói không có tuyến đường sắt 3,3 tỷ USD trong tương lai gần. Vậy 2
nhà máy không có đường sắt, sản phẩm làm ra sẽ rất đắt, khó có tính
cạnh tranh. Sản phẩm có bị mắc kẹt không? Tân Rai xây rồi, Nhân Cơ chưa
xây, có nên chuyển Nhân Cơ ra bờ biển không?
(Trong bài “Bô xít Tây Nguyên được giám sát như siêu dự án quốc gia” – VnExpress.net, ngày 29/10/2010)
TS
Nguyễn Thành Sơn - Giám đốc ban quản lý các dự án than đồng bằng sông
Hồng thuộc tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam (Vinacomin).
Bùn
đỏ không như xăng dầu chảy đi mà có thể hốt lại được, chỉ cần thoát ra
ngoài kim loại nặng thấm vào nước ngầm hoặc theo sông đổ về hạ lưu là vô
phương cứu chữa.
(Trong bài “Khai thác quặng bôxit ở Tây Nguyên: Nhiều nguy cơ, chưa có giải pháp” – Tuổi Trẻ, ngày 24/10/2008)
GS Đào Công Tiến - Nguyên hiệu trưởng Đại học Kinh tế TP.HCM:
Nguồn
nước của Tây nguyên những năm gần đây sụt giảm nghiêm trọng, nếu trưng
dụng nguồn nước cho khai thác bôxit, chắc chắn Tây nguyên sẽ chết vì
thiếu nước.
(Trong bài “Tây nguyên sẽ “chết” vì... khai thác bôxit” – Tuổi Trẻ, ngày 23/10/2008)
|
Sơ đồ công nghệ Dự án Nhà máy sản xuất alumin Nhân Cơ (Ảnh Vietnamnet)
|
Lê Hồng Hiệp - Thạc sỹ Quan hệ quốc tế và Ngoại giao - Đại học Quốc gia TP.HCM:
Đã
có rất nhiều nghiên cứu về các cuộc xung đột sắc tộc và ly khai ở các
quốc gia và các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng có một mối liên hệ nhất
định giữa việc khai thác tài nguyên thiên nhiên với nguồn gốc của các
cuộc xung đột này.
Có hai
hiện tượng chủ yếu được sử dụng để lý giải cho mối liên hệ này, đó là
"lòng tham" ("greed" - hay việc theo đuổi lợi ích vật chất) và "các mối
bất bình" (grievances - hay sự bất bình của người dân bản địa đối với
các hậu quả của việc khai thác tài nguyên thiên nhiên thuộc khu vực họ
sinh sống).
Thuyết "lòng
tham" do hai nhà nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới là Paul Collier và
Anke Hoeffler khởi xướng, trong đó hai nhà nghiên cứu này cho rằng việc
theo đuổi các lợi ích kinh tế là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới các cuộc
xung đột bên trong các quốc gia…
…Qua
những ví dụ trên chúng ta có thể thấy các lý thuyết lý giải nguồn gốc
xung đột trên thế giới có một vài điểm phù hợp nhất định đối với cuộc
tranh luận xung quanh dự án bô-xít Tây Nguyên, đặc biệt là về tác động
của dự án này đối với vấn đề an ninh - quốc phòng.
(Trong bài “Dự án bô-xít Tây Nguyên dưới góc nhìn nghiên cứu xung đột” – Tuanvietnam/Vietnamnet, ngày 27/04/2009)
Nhà văn Nguyên Ngọc:
Chúng
ta đã hành động ở Tây nguyên rất thản nhiên, không hề quan tâm đến chỗ
đây là một vùng đất và người rất đặc biệt về nhiều mặt. Thậm chí có thể
nói chúng ta đã làm mọi việc ở Tây nguyên như là trên một vùng đất không
người.
Theo ông, nếu
tiếp tục triển khai dự án như kế hoạch của TKV, chắc chắn không gian
sống, không gian văn hóa của cư dân bản địa Tây nguyên sẽ bị đảo lộn,
nếu không nói là bị xóa sổ. Người M’Nông, chủ nhân ngàn đời của vùng đất
Đắc Nông, sẽ đi về đâu? Lời hứa của những người chủ trương dự án, những
nhà đầu tư và thực thi dự án hứa với đồng bào M’Nông có bao nhiêu căn
cứ?
“Theo tôi, chúng ta
đang đứng trước một quyết định mất còn. Và sẽ rất kỳ lạ nếu chúng ta làm
chuyện quá ư to lớn này ở đây mà không hề nghĩ, không hề nhớ đến những
gì đã diễn ra trong 30 năm qua. Những bài học lớn, sâu và cay đắng 30
năm ấy còn để lại, sờ sờ ra đấy, rất có thể lại dạy ta lần nữa, và
thường vẫn vậy, lần sau bao giờ cũng nghiêm khắc hơn lần trước”!
(Trong bài “Tây nguyên sẽ “chết” vì... khai thác bôxit” – Tuổi Trẻ, ngày 23/10/2008)