Cổng vào Nghi Môn Nội với tứ trụ bằng đá xanh. Qua cổng này, khách tham quan sẽ thấy toàn cảnh công trình rộng hơn 4,2 ha với các hạng mục được bố cục rất giống di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám ở Hà NộiGiữa cổng tứ trụ và Văn Miếu môn là 3 cầu đá bắc qua kênh nước nhân tạoĐôi rồng đá chầu trước Văn Miếu mônSân hành lễ rộngBên trong là hồ Thiên QuangĐại thành môn, ngăn giữa khu vực hồ Thiên Quang và sân hành lễCổng Đại Thành môn làm bằng gỗ lim khối lớn trạm long phụng tinh xảoSau hồ Thiền Quang là nhà bia Tiến sỹ. Hai hàng bia đã nắm đối diện nhau, mỗi hàng có 9 tấm bia đá trên lưng rùa tương tự Văn Miếu ở Hà NộiTiếp đến là tiền đường với quy mô 5 gian 2 dĩ, kết cấu gỗ lim, mái cong lợp ngói mũi hài. Đây là nơi làm lễ trước khi vào hậu cung và cũng là nơi giới thiệu, tôn vinh các danh nhân đương đại của tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 1945 đến nay.Sau tiền đường là hậu cung được dựng bằng vật liệu đá và gỗ. Giữa hai tòa nhà được nối bằng một nhà cầu hay còn gọi là ống muống, có mái che bằng gỗ sơn son thếp vàng.Tòa hậu cung gồm 2 tầng, tầng 1 là nhà trưng bày hiện vật và một số đồ thờ. Tầng 2 chính điện dự kiến là nơi thờ đức Khổng Tử và 8 vị đỗ hàng Đại khoa đại diện cho 8 huyện, thành, thị của tỉnh. Đây chính là vấn đề gây tranh cãi trong dư luận thời gian vừa qua.Gác trống và gác chuông nằm đối diện nhauHầu hết vật liệu xây dựng công trình là đá và gỗ, khá đắt tiền. Một số dãy tường lại được xây bằng gạch đá ong - loại rất đặc biệt làm từ đá ong nguyên khối. Loại gạch này từ xa xưa đã được sử dụng phố biến ở vùng đất Vĩnh Phúc, trở thành một nét đặc trưng.Công trình đang trong giai đoạn hoàn thiện
Cổng vào Nghi Môn Nội với tứ trụ bằng đá xanh. Qua cổng này, khách tham quan sẽ thấy toàn cảnh công trình rộng hơn 4,2 ha với các hạng mục được bố cục rất giống di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám ở Hà Nội
Giữa cổng tứ trụ và Văn Miếu môn là 3 cầu đá bắc qua kênh nước nhân tạo
Đôi rồng đá chầu trước Văn Miếu môn
Sân hành lễ rộng
Bên trong là hồ Thiên Quang
Đại thành môn, ngăn giữa khu vực hồ Thiên Quang và sân hành lễ
Cổng Đại Thành môn làm bằng gỗ lim khối lớn trạm long phụng tinh xảo
Sau hồ Thiền Quang là nhà bia Tiến sỹ. Hai hàng bia đã nắm đối diện nhau, mỗi hàng có 9 tấm bia đá trên lưng rùa tương tự Văn Miếu ở Hà Nội
Tiếp đến là tiền đường với quy mô 5 gian 2 dĩ, kết cấu gỗ lim, mái cong lợp ngói mũi hài. Đây là nơi làm lễ trước khi vào hậu cung và cũng là nơi giới thiệu, tôn vinh các danh nhân đương đại của tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 1945 đến nay.
Sau tiền đường là hậu cung được dựng bằng vật liệu đá và gỗ. Giữa hai tòa nhà được nối bằng một nhà cầu hay còn gọi là ống muống, có mái che bằng gỗ sơn son thếp vàng.
Tòa hậu cung gồm 2 tầng, tầng 1 là nhà trưng bày hiện vật và một số đồ thờ.
Tầng 2 chính điện dự kiến là nơi thờ đức Khổng Tử và 8 vị đỗ hàng Đại khoa đại diện cho 8 huyện, thành, thị của tỉnh. Đây chính là vấn đề gây tranh cãi trong dư luận thời gian vừa qua.
Gác trống và gác chuông nằm đối diện nhau
Hầu hết vật liệu xây dựng công trình là đá và gỗ, khá đắt tiền. Một số dãy tường lại được xây bằng gạch đá ong - loại rất đặc biệt làm từ đá ong nguyên khối. Loại gạch này từ xa xưa đã được sử dụng phố biến ở vùng đất Vĩnh Phúc, trở thành một nét đặc trưng.
Công trình đang trong giai đoạn hoàn thiện