Dự án khu vui chơi - giải trí hồ Đống Đa được dân bán "hàng nhảy" tận dụng làm nơi kinh doanh."Chợ nhảy" họp từ 14h đến 18h hàng ngày, có khoảng 15 sạp hàng được bày bán.Hàng tại đây đa phần đã qua sử dụng được mua về lau chùi, sửa chữa qua loa rồi đem ra bán, không loại trừ hàng hàng "nhảy". Những món đồ như sạc pin điện thoại, tay game, máy sấy tóc, điều khiển ti vi... có giá rất "bèo", từ 5.000 đến 60.000 đồng. Các món đồ trang sức, đồ cổ, đồ thờ được chào bán với giá trên trời lên tới hàng triệu đồng. Thế nhưng người mua có quyền mặc cả xuống còn vài trăm nghìn, thậm chí vài chục nghìn. Người mua, kẻ bán tấp nập. Luôn có từ 3 đến 4 người đảm nhiệm công việc bảo kê trong khu "chợ nhảy" để tránh việc bị quay phim, chụp ảnhDự án được quây tôn, "phong tỏa" khu vực tập thể dục, vui chơi của người dân nhưng lại mở cửa cho "chợ nhảy" hoạt động.Dự án cải tạo, nâng cấp khu vui chơi - giải trí bán đảo hồ Đống Đa được cấp phép xây dựng từ năm 2011, do Công ty Hà Thủy làm chủ đầu tư.
Dự án khu vui chơi - giải trí hồ Đống Đa được dân bán "hàng nhảy" tận dụng làm nơi kinh doanh.
"Chợ nhảy" họp từ 14h đến 18h hàng ngày, có khoảng 15 sạp hàng được bày bán.
Hàng tại đây đa phần đã qua sử dụng được mua về lau chùi, sửa chữa qua loa rồi đem ra bán, không loại trừ hàng hàng "nhảy".
Những món đồ như sạc pin điện thoại, tay game, máy sấy tóc, điều khiển ti vi... có giá rất "bèo", từ 5.000 đến 60.000 đồng.
Các món đồ trang sức, đồ cổ, đồ thờ được chào bán với giá trên trời lên tới hàng triệu đồng. Thế nhưng người mua có quyền mặc cả xuống còn vài trăm nghìn, thậm chí vài chục nghìn.
Người mua, kẻ bán tấp nập.
Luôn có từ 3 đến 4 người đảm nhiệm công việc bảo kê trong khu "chợ nhảy" để tránh việc bị quay phim, chụp ảnh
Dự án được quây tôn, "phong tỏa" khu vực tập thể dục, vui chơi của người dân nhưng lại mở cửa cho "chợ nhảy" hoạt động.
Dự án cải tạo, nâng cấp khu vui chơi - giải trí bán đảo hồ Đống Đa được cấp phép xây dựng từ năm 2011, do Công ty Hà Thủy làm chủ đầu tư.