Nhằm giúp hơn 500 hộ dân với hàng nghìn nhân khẩu ở xóm Cù Lao ấp 3, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP HCM không còn bị cô lập với Sài Gòn bởi 4 bề sông nước, lãnh đạo TP HCM đã phê duyệt xây dựng cầu Kênh Lộ.Cầu Kênh Lộ (dài gần 1km, tổng mức đầu tư hơn 400 tỷ đồng) được chính thức khởi công từ đầu năm 2011 nối xóm cù lao ấp 3 với đường Nguyễn Văn Tạo ra đường Nguyễn Hữu Thọ, Lê Văn Lương, Nguyễn Văn Linh... về các quận Sài thành. Dự kiến cầu sẽ hoàn thành sau 17 tháng thi công (từ tháng 6/2012). Tuy nhiên, theo chủ đầu tư (Khu quản lý Giao thông đô thị số 4) cho biết: "Đến tháng 10/2013, dù cây cầu đã hoàn thành hơn 80% khối lượng nhưng đành phải ngưng thi công do vướng 2 hộ dân ở 2 bên đầu cầu chưa chịu bàn giao mặt bằng do các hộ này không đồng ý với giá đền bù của UBND huyện Nhà Bè đưa ra". Đại diện đơn vị thi công khẳng định: "Vị trí đất của 2 hộ dân thuộc trụ và mố cầu và rất quan trọng làm ảnh hưởng đến cả tiến độ hoàn thành, bàn giao công trình". Vì lẽ đó mà suốt 1 năm trôi qua, công trình xây dựng cầu Kênh Lộ vẫn giậm chân tại chỗ. Người dân sinh sống ở 2 đầu cầu và hàng nghìn người cư ngụ ở xóm Cù Lao nhiều tháng qua vô cùng cực khổ trong việc kinh doanh mua bán do công trình xây dựng bị đình trệ, ảnh hưởng đến việc đi lại. Dù cây cầu bê tông hàng trăm tỷ đồng đã vượt sông suốt 2 năm qua nhưng đường dẫn chưa có nên người dân xóm Cù Lao vẫn phải vất vả sang sông bằng đò. "Mọi người đi đâu cũng phải canh giờ về vì đò chỉ hoạt động đến 22h. Ai lỡ tắc đường hay bận công việc mà quá giờ này thì đành khỏi về nhà", bà Lý - một người dân địa phương chia sẻ. Hàng trăm em học sinh hàng ngày phải vất vả chờ đợi rất lâu mới qua lại được con đò để đến trường học hoặc trở về nhà. Người dân ở xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè đang hàng ngày mong chờ cây cầu cũng như đường dẫn sớm hoàn thành để việc đi lại của mọi người được thuận lợi, không còn bị cô lập giữa 4 bề sông nước.Trao đổi với PV Kiến Thức, ông Trần Văn Sáng, chủ tịch UBND xã Hiệp Phước cho biết: "Các hộ dân đã khiếu nại giá đền bù đến Thanh tra thành phố cũng như khiếu nại quyết định đền bù của UBND huyện đến tòa án. Tuy nhiên, dù sau đó Tòa án nhân dân huyện Nhà Bè đã xử và kết luận việc áp giá đền bù được duyệt là hoàn toàn đúng nhưng các hộ dân này vẫn tiếp tục khiếu nại lên TAND TP HCM".
Nhằm giúp hơn 500 hộ dân với hàng nghìn nhân khẩu ở xóm Cù Lao ấp 3, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP HCM không còn bị cô lập với Sài Gòn bởi 4 bề sông nước, lãnh đạo TP HCM đã phê duyệt xây dựng cầu Kênh Lộ.
Cầu Kênh Lộ (dài gần 1km, tổng mức đầu tư hơn 400 tỷ đồng) được chính thức khởi công từ đầu năm 2011 nối xóm cù lao ấp 3 với đường Nguyễn Văn Tạo ra đường Nguyễn Hữu Thọ, Lê Văn Lương, Nguyễn Văn Linh... về các quận Sài thành. Dự kiến cầu sẽ hoàn thành sau 17 tháng thi công (từ tháng 6/2012).
Tuy nhiên, theo chủ đầu tư (Khu quản lý Giao thông đô thị số 4) cho biết: "Đến tháng 10/2013, dù cây cầu đã hoàn thành hơn 80% khối lượng nhưng đành phải ngưng thi công do vướng 2 hộ dân ở 2 bên đầu cầu chưa chịu bàn giao mặt bằng do các hộ này không đồng ý với giá đền bù của UBND huyện Nhà Bè đưa ra".
Đại diện đơn vị thi công khẳng định: "Vị trí đất của 2 hộ dân thuộc trụ và mố cầu và rất quan trọng làm ảnh hưởng đến cả tiến độ hoàn thành, bàn giao công trình". Vì lẽ đó mà suốt 1 năm trôi qua, công trình xây dựng cầu Kênh Lộ vẫn giậm chân tại chỗ.
Người dân sinh sống ở 2 đầu cầu và hàng nghìn người cư ngụ ở xóm Cù Lao nhiều tháng qua vô cùng cực khổ trong việc kinh doanh mua bán do công trình xây dựng bị đình trệ, ảnh hưởng đến việc đi lại.
Dù cây cầu bê tông hàng trăm tỷ đồng đã vượt sông suốt 2 năm qua nhưng đường dẫn chưa có nên người dân xóm Cù Lao vẫn phải vất vả sang sông bằng đò. "Mọi người đi đâu cũng phải canh giờ về vì đò chỉ hoạt động đến 22h. Ai lỡ tắc đường hay bận công việc mà quá giờ này thì đành khỏi về nhà", bà Lý - một người dân địa phương chia sẻ.
Hàng trăm em học sinh hàng ngày phải vất vả chờ đợi rất lâu mới qua lại được con đò để đến trường học hoặc trở về nhà.
Người dân ở xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè đang hàng ngày mong chờ cây cầu cũng như đường dẫn sớm hoàn thành để việc đi lại của mọi người được thuận lợi, không còn bị cô lập giữa 4 bề sông nước.
Trao đổi với PV Kiến Thức, ông Trần Văn Sáng, chủ tịch UBND xã Hiệp Phước cho biết: "Các hộ dân đã khiếu nại giá đền bù đến Thanh tra thành phố cũng như khiếu nại quyết định đền bù của UBND huyện đến tòa án. Tuy nhiên, dù sau đó Tòa án nhân dân huyện Nhà Bè đã xử và kết luận việc áp giá đền bù được duyệt là hoàn toàn đúng nhưng các hộ dân này vẫn tiếp tục khiếu nại lên TAND TP HCM".