Nhiều năm qua, người dân hai thôn Cà Thêu và Hòn Lay (xã Khánh Hiệp, huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa) phải đi lại qua cây cầu treo Cà Thêu đã xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều đoạn ván gỗ trên mặt cầu bị mục nát, tạo nên một khoảng trống có độ hở từ 0,5 - 1 m.
Tỉnh Quảng Bình hiện có 9 cây cầu treo (8 chiếc ở Tuyên Hóa, Minh Hóa, 1 chiếc ở Bố Trạch) đang trong tình trạng nguy hiểm, hết đát. 9 cầy cầu này đều hư hỏng phần mặt đến 70%, trụ cầu bị sụt trượt xâm thực, cáp bị rỉ sét, dầm dọc ngang, giằng chéo bị rỉ…Trong ảnh là cây cầu treo Hòa Thanh thuộc xã Hóa Thanh, nằm kế bên đường Hồ Chí Minh chỉ khoảng vài trăm mét. Cây cầu được đưa vào sử dụng từ năm 1998, đến nay chỉ có dòng chữ ICCO (tên nhà tài trợ cây cầu) là còn khá nguyên vẹn, còn lại hệ thống ván lót đều đã gãy, mục. Hệ thống dầm đỡ cũng đã rệu rạo. Người dân phải tự gia cố bằng gỗ để đi tạm. Cây
cầu treo Đò Rô bắc qua sông Con, nối 2 xã Nghĩa Bình và Nghĩa Đồng, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An cũng trong tình trạng nguy hiểm tương tự. Hàng trăm đinh ốc, vít sắt dưới mặt cầu đã bị mất chỉ còn trơ lại cái khuy, nhiều nẹp sắt cũng bị mất đinh ốc nên bật cong lên phía trên như một lưỡi dao nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Gỗ lát mặt cầu đã bị mục nát nên người dân phải “đính tạm” bằng một khúc gỗ khác. Nhiều học sinh đã bị mắc kẹt bánh xe và sa chân vào những hốc gỗ hư hỏng trên mặt cầu.
Tỉnh Đăk Nông hiện có 164 công trình cầu tạm, cầu treo. Các công trình trên chủ yếu được làm bằng gỗ, không có lan can bảo vệ và được xây dựng trên các khe suối nhỏ. Nhiều công trình hiện xuống cấp nghiêm trọng, mỗi khi có người đi qua là cây cầu lại rung lên, chòng chành gây cảm giác như… sắp sập. Trong ảnh là một cây cầu tạm qua suối ở Đăk Nông. Tỉnh Đăk Lăk cũng có hàng chục cây cầu treo được xây dựng qua các con suối ở các huyện Krông Bông, Lak, Buôn Đôn, Ea Kar, Ea Sup... Trong ảnh là một cây cầu treo ở Đăk Lăk đang được sử dụng, có đường nối dẫn xuống cầu độ dốc cao nên rất nguy hiểm cho người đi qua.Có nơi, cầu treo lại là con đường duy nhất để đi bởi nó nối bản làng với trung tâm xã, huyện. Không còn cách nào khác người dân phải mạo hiểm sử dụng hàng ngày như một sự đánh cược tính mạng. Dù trẻ em hay người lớn chỉ lỡ sẩy chân là có thể bị tụt xuống suối. Một chiếc cầu treo tại xã Nậm Cha (Sìn Hồ, Lai Châu) ván đã tơi tả một đoạn. Mỗi lần người đi qua phải rón rén kẻo các thanh tre tiếp theo lại lật bung ra. Cây cầu tạm bắc qua sông Nậm Mu được người dân dựng lên. Muốn qua bằng lối này cho nhanh phải trả giá 50.000 đồng/lượt/người. Hầu như cầu treo không được duy tu và bảo dưỡng thường xuyên nên nhanh xuống cấp.
Nhiều năm qua, người dân hai thôn Cà Thêu và Hòn Lay (xã Khánh Hiệp, huyện Khánh Vĩnh, Khánh Hòa) phải đi lại qua cây cầu treo Cà Thêu đã xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều đoạn ván gỗ trên mặt cầu bị mục nát, tạo nên một khoảng trống có độ hở từ 0,5 - 1 m.
Tỉnh Quảng Bình hiện có 9 cây cầu treo (8 chiếc ở Tuyên Hóa, Minh Hóa, 1 chiếc ở Bố Trạch) đang trong tình trạng nguy hiểm, hết đát. 9 cầy cầu này đều hư hỏng phần mặt đến 70%, trụ cầu bị sụt trượt xâm thực, cáp bị rỉ sét, dầm dọc ngang, giằng chéo bị rỉ…
Trong ảnh là cây cầu treo Hòa Thanh thuộc xã Hóa Thanh, nằm kế bên đường Hồ Chí Minh chỉ khoảng vài trăm mét. Cây cầu được đưa vào sử dụng từ năm 1998, đến nay chỉ có dòng chữ ICCO (tên nhà tài trợ cây cầu) là còn khá nguyên vẹn, còn lại hệ thống ván lót đều đã gãy, mục. Hệ thống dầm đỡ cũng đã rệu rạo. Người dân phải tự gia cố bằng gỗ để đi tạm.
Cây
cầu treo Đò Rô bắc qua sông Con, nối 2 xã Nghĩa Bình và Nghĩa Đồng, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An cũng trong tình trạng nguy hiểm tương tự. Hàng trăm đinh ốc, vít sắt dưới mặt cầu đã bị mất chỉ còn trơ lại cái khuy, nhiều nẹp sắt cũng bị mất đinh ốc nên bật cong lên phía trên như một lưỡi dao nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Gỗ lát mặt cầu đã bị mục nát nên người dân phải “đính tạm” bằng một khúc gỗ khác. Nhiều học sinh đã bị mắc kẹt bánh xe và sa chân vào những hốc gỗ hư hỏng trên mặt cầu.
Tỉnh Đăk Nông hiện có 164 công trình cầu tạm, cầu treo. Các công trình trên chủ yếu được làm bằng gỗ, không có lan can bảo vệ và được xây dựng trên các khe suối nhỏ. Nhiều công trình hiện xuống cấp nghiêm trọng, mỗi khi có người đi qua là cây cầu lại rung lên, chòng chành gây cảm giác như… sắp sập. Trong ảnh là một cây cầu tạm qua suối ở Đăk Nông.
Tỉnh Đăk Lăk cũng có hàng chục cây cầu treo được xây dựng qua các con suối ở các huyện Krông Bông, Lak, Buôn Đôn, Ea Kar, Ea Sup... Trong ảnh là một cây cầu treo ở Đăk Lăk đang được sử dụng, có đường nối dẫn xuống cầu độ dốc cao nên rất nguy hiểm cho người đi qua.
Có nơi, cầu treo lại là con đường duy nhất để đi bởi nó nối bản làng với trung tâm xã, huyện. Không còn cách nào khác người dân phải mạo hiểm sử dụng hàng ngày như một sự đánh cược tính mạng. Dù trẻ em hay người lớn chỉ lỡ sẩy chân là có thể bị tụt xuống suối.
Một chiếc cầu treo tại xã Nậm Cha (Sìn Hồ, Lai Châu) ván đã tơi tả một đoạn. Mỗi lần người đi qua phải rón rén kẻo các thanh tre tiếp theo lại lật bung ra.
Cây cầu tạm bắc qua sông Nậm Mu được người dân dựng lên. Muốn qua bằng lối này cho nhanh phải trả giá 50.000 đồng/lượt/người.
Hầu như cầu treo không được duy tu và bảo dưỡng thường xuyên nên nhanh xuống cấp.