Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc của Kim Lân. Ban đầu nhà văn viết một truyện dài có tên Xóm ngụ cư. Ông viết đến chương thứ V thì dừng lại. Tuy nhiên, trong bản thảo Xóm ngụ cư có một đoạn viết về những người đói luôn ám ảnh ông. Sau khi hoà bình lập lại (1954), ông viết lại chương đó thành truyện ngắn Vợ nhặt mà không đọc lại bản thảo cũ.
Nhà văn Kim Lân cho biết Vợ nhặt hoàn toàn không có thực mà do ông sáng tạo ra. Trong đời thực khó có những hoàn cảnh éo le, bất thường và lạ lùng như thế.
Truyện kể về Tràng, một anh nông dân làm nghề đẩy xe bò thuê, nghèo khổ và có ngoại hình thô kệch với “hai con mắt nhỏ tí” và “hai bên quai hàm bạnh ra”… đã bất ngờ có được vợ.Đặc biệt Tràng có được vợ bằng cách lạ lùng khó có thể có trong đời thực đó là: Nhặt. Tràng nhặt được vợ chỉ nhờ câu nói đùa và bốn bát bánh đúc ăn vội.
Truyện còn nhiều tình huống bất thường, éo le không có thực ngoài cuộc sống. Đó là hình ảnh dâu về nhà chồng trong bộ quần áo rách tả tơi như tổ đỉa, cái nón rách tàng và sính lễ là một cái thúng con đựng ít đồ lặt vặt do Tràng vừa mua. Thậm chí đến tên tuổi, quê quán, bố mẹ của cô dâu, chú rể cũng không hay biết.Đặc biệt, tình huống đêm tân hôn của đôi vợ chồng trẻ là chi tiết rất đắt giá trong tác phẩm. Hạnh phúc đôi lứa bao quanh bởi “tiếng khóc tỉ tê nghe càng rõ”. Một đêm tân hôn trong tiếng khóc người chết và mùi trấu hun khê nồng.
Sau này nhà văn Kim Lân cho biết, ông tả đêm tân hôn trong hoàn cảnh đó để phân tích xem hạnh phúc tột cùng ấy có chiến thắng cái đói không. Trong khung cảnh tăm tối và ghê rợn như thế nhưng Tràng hạnh phúc. Sáng hôm sau, Tràng thức dậy rất muộn và mọi thứ bỗng nhiên thay đổi.Các nhà phê bình cho rằng, đây chính là điểm độc đáo của Kim Lân. Ông viết về cái đói, nhưng không có sự chết chóc, thê lương. Cái đói chỉ là cái cớ. Giữa khung cảnh chết chóc, những con người đói khổ chứng tỏ số phận và khát khao vươn tới hạnh phúc. Đây mới chính mới là chủ đề lớn nhất của câu chuyện.
Trong tiến trình văn học Việt Nam, nhiều nhà văn viết về cái nghèo đói. Cái nghèo ở Ngô Tất Tố, cái đói ở Nam Cao khiến ta thương cảm muốn rơi nước mắt. Cái đói dưới ngòi bút của Kim Lân mang đến những tia hy vọng.
Mời độc giả xem video:Xuất hiện hố tử thần ở ngã tư Đê La Thành - Hoàng Cầu. Nguồn: Tin Tức VTV24.
Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc của Kim Lân. Ban đầu nhà văn viết một truyện dài có tên Xóm ngụ cư. Ông viết đến chương thứ V thì dừng lại. Tuy nhiên, trong bản thảo Xóm ngụ cư có một đoạn viết về những người đói luôn ám ảnh ông. Sau khi hoà bình lập lại (1954), ông viết lại chương đó thành truyện ngắn Vợ nhặt mà không đọc lại bản thảo cũ.
Nhà văn Kim Lân cho biết Vợ nhặt hoàn toàn không có thực mà do ông sáng tạo ra. Trong đời thực khó có những hoàn cảnh éo le, bất thường và lạ lùng như thế.
Truyện kể về Tràng, một anh nông dân làm nghề đẩy xe bò thuê, nghèo khổ và có ngoại hình thô kệch với “hai con mắt nhỏ tí” và “hai bên quai hàm bạnh ra”… đã bất ngờ có được vợ.
Đặc biệt Tràng có được vợ bằng cách lạ lùng khó có thể có trong đời thực đó là: Nhặt. Tràng nhặt được vợ chỉ nhờ câu nói đùa và bốn bát bánh đúc ăn vội.
Truyện còn nhiều tình huống bất thường, éo le không có thực ngoài cuộc sống. Đó là hình ảnh dâu về nhà chồng trong bộ quần áo rách tả tơi như tổ đỉa, cái nón rách tàng và sính lễ là một cái thúng con đựng ít đồ lặt vặt do Tràng vừa mua. Thậm chí đến tên tuổi, quê quán, bố mẹ của cô dâu, chú rể cũng không hay biết.
Đặc biệt, tình huống đêm tân hôn của đôi vợ chồng trẻ là chi tiết rất đắt giá trong tác phẩm. Hạnh phúc đôi lứa bao quanh bởi “tiếng khóc tỉ tê nghe càng rõ”. Một đêm tân hôn trong tiếng khóc người chết và mùi trấu hun khê nồng.
Sau này nhà văn Kim Lân cho biết, ông tả đêm tân hôn trong hoàn cảnh đó để phân tích xem hạnh phúc tột cùng ấy có chiến thắng cái đói không. Trong khung cảnh tăm tối và ghê rợn như thế nhưng Tràng hạnh phúc. Sáng hôm sau, Tràng thức dậy rất muộn và mọi thứ bỗng nhiên thay đổi.
Các nhà phê bình cho rằng, đây chính là điểm độc đáo của Kim Lân. Ông viết về cái đói, nhưng không có sự chết chóc, thê lương. Cái đói chỉ là cái cớ. Giữa khung cảnh chết chóc, những con người đói khổ chứng tỏ số phận và khát khao vươn tới hạnh phúc. Đây mới chính mới là chủ đề lớn nhất của câu chuyện.
Trong tiến trình văn học Việt Nam, nhiều nhà văn viết về cái nghèo đói. Cái nghèo ở Ngô Tất Tố, cái đói ở Nam Cao khiến ta thương cảm muốn rơi nước mắt. Cái đói dưới ngòi bút của Kim Lân mang đến những tia hy vọng.
Mời độc giả xem video:Xuất hiện hố tử thần ở ngã tư Đê La Thành - Hoàng Cầu. Nguồn: Tin Tức VTV24.