Nhà thơ Song Hảo có bút danh khác: Quỳnh Tương, Tường Vi, Nguyệt Quế, tên thật là Lê Thị Tố Lan, người Vĩnh Long.Trong số thơ của Song Hảo, được nhiều người nhắc đến nhất là bài thơ ‘Bên cửa sổ’, do nhạc sĩ Xuân Hồng phổ thành nhạc phẩm lấy tên là “Mùa xuân bên cửa sổ”.Bài thơ Bên cửa sổ được viết từ chính câu chuyện thật của Song Hảo.Bà kể: “Bài thơ được viết trong một lần người ấy đến thăm. Nơi tôi ở là một căn gác trong cơ quan, phía dưới cửa sổ phòng có bụi hoa dạ lý. Đêm ấy bọn tôi không ngủ, đứng bên cửa sổ, hoa dạ lý đẫm sương đêm tỏa hương bát ngát. Trên bầu trời ánh trăng sáng vằng vặc”.Trước một không gian gợi tình, hai trái tim hòa nhịp, Song Hảo đã viết “Bên cửa sổ”.Lấy không gian của thời chiến, Bên cửa sổ kể về một tình yêu bình dị, trong sáng và cao đẹp giữa người lính trẻ vào mùa xuân trở về thăm phố phường và người yêu là cô thợ trẻ trong những ngày mặt trận bình yên.Bài thơ nói lên tình yêu lứa đôi rất thật, trong sáng với nụ hôn là hình tượng chủ đạo được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong bài thơ. Tuy nhiên, chính nụ hôn - minh chứng của tình yêu lại gây ra không ít tranh cãi.Một số ý kiến cho rằng, bối cảnh bài thơ là thời chiến, thời mà biết bao thế hệ thanh niên Việt Nam tạm quên đi những thứ tình cảm riêng tư nối bước nhau ra tiền tuyến chiến đấu với quân thù, hình ảnh nụ hôn là điều không nên.Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng: chính tình cảm riêng tư của lứa đôi lại làm nên sức mạnh của tình yêu quê hương đất nước. Nhờ có tình yêu đẹp, họ có nghị lực có niềm tin để vượt qua bom đạn chiến tranh.Vì thế bài thơ được đón nhận với tình cảm đặc biệt, được yêu thích và nhiều người thuộc lòng.Sau này bài thơ được nhạc sỹ Xuân Hồng phổ thành nhạc phẩm lấy tên là “Mùa xuân bên cửa sổ”, và nhanh chóng trở thành một tình khúc vượt thời gian.Trải qua năm tháng, ngày nay, mỗi lần mùa xuân ghé đến bên cửa sổ, những thanh âm của bài hát “Cao cao bên cửa sổ/Có hai người hôn nhau” lại thêm một lần làm đắm say lòng người.Mời độc giả xem video:Đừng trốn vì sẽ được tìm. Nguồn: VTV24.
Nhà thơ Song Hảo có bút danh khác: Quỳnh Tương, Tường Vi, Nguyệt Quế, tên thật là Lê Thị Tố Lan, người Vĩnh Long.
Trong số thơ của Song Hảo, được nhiều người nhắc đến nhất là bài thơ ‘Bên cửa sổ’, do nhạc sĩ Xuân Hồng phổ thành nhạc phẩm lấy tên là “Mùa xuân bên cửa sổ”.
Bài thơ Bên cửa sổ được viết từ chính câu chuyện thật của Song Hảo.
Bà kể: “Bài thơ được viết trong một lần người ấy đến thăm. Nơi tôi ở là một căn gác trong cơ quan, phía dưới cửa sổ phòng có bụi hoa dạ lý. Đêm ấy bọn tôi không ngủ, đứng bên cửa sổ, hoa dạ lý đẫm sương đêm tỏa hương bát ngát. Trên bầu trời ánh trăng sáng vằng vặc”.
Trước một không gian gợi tình, hai trái tim hòa nhịp, Song Hảo đã viết “Bên cửa sổ”.
Lấy không gian của thời chiến, Bên cửa sổ kể về một tình yêu bình dị, trong sáng và cao đẹp giữa người lính trẻ vào mùa xuân trở về thăm phố phường và người yêu là cô thợ trẻ trong những ngày mặt trận bình yên.
Bài thơ nói lên tình yêu lứa đôi rất thật, trong sáng với nụ hôn là hình tượng chủ đạo được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong bài thơ. Tuy nhiên, chính nụ hôn - minh chứng của tình yêu lại gây ra không ít tranh cãi.
Một số ý kiến cho rằng, bối cảnh bài thơ là thời chiến, thời mà biết bao thế hệ thanh niên Việt Nam tạm quên đi những thứ tình cảm riêng tư nối bước nhau ra tiền tuyến chiến đấu với quân thù, hình ảnh nụ hôn là điều không nên.
Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng: chính tình cảm riêng tư của lứa đôi lại làm nên sức mạnh của tình yêu quê hương đất nước. Nhờ có tình yêu đẹp, họ có nghị lực có niềm tin để vượt qua bom đạn chiến tranh.
Vì thế bài thơ được đón nhận với tình cảm đặc biệt, được yêu thích và nhiều người thuộc lòng.
Sau này bài thơ được nhạc sỹ Xuân Hồng phổ thành nhạc phẩm lấy tên là “Mùa xuân bên cửa sổ”, và nhanh chóng trở thành một tình khúc vượt thời gian.
Trải qua năm tháng, ngày nay, mỗi lần mùa xuân ghé đến bên cửa sổ, những thanh âm của bài hát “Cao cao bên cửa sổ/Có hai người hôn nhau” lại thêm một lần làm đắm say lòng người.
Mời độc giả xem video:Đừng trốn vì sẽ được tìm. Nguồn: VTV24.