Mối tình trong sáng nhất của Hàn Mặc Tử là người con gái Huế có cái tên rất đẹp: Hoàng Thị Kim Cúc. Năm 1933, ông làm cho Sở Đạc điền Quy Nhơn và quen Hoàng Cúc.Năm 1939, khi đang điều trị bệnh phong tại Quy Nhơn, Hàn Mạc Tử nhận được bức ảnh của Hoàng Cúc gửi tặng và làm bài thơ Đây thôn Vỹ Dạ đề tặng lại.Nhiều người cho rằng, giữa hai người có một tình yêu đẹp. Tuy nhiên, Hoàng Cúc từng viết: “Tử và tôi cách xa nhau như hai ngọn núi, Tử thì kín đáo và bẽn lẽn như con gái, còn tôi thì bí mật và xa lạ như cung trăng! Tuy thế Tử cũng đã tìm cách để gặp, nhưng rồi vẫn cũng chưa toại nguyện...” (Ảnh: Bút tích của Hoàng Cúc).Mối tình da diết nhất của chàng thi sĩ Hàn Mặc Tử đa tình gắn liền với cái tên Mộng Cầm (quê ở Phan Thiết, Bình Thuận) tên thật là Huỳnh Thị Nghệ. Trong lần vào Phan Thiết thăm Mộng Cầm, người đẹp đã đưa Hàn Mặc Tử lên lầu Ông Hoàng.Không ngờ rằng đây lại là lần đi chơi sau cùng của hai người. Hàn Mạc Tử ra Huế, sau đó vào Quy Nhơn, điều trị bệnh phong ở bệnh viện phong Quy Hòa, và mất ở đó.Mối tình với Mộng Cầm và địa danh Lầu Ông Hoàng nhiều lần xuất hiện trong thơ Hàn Mặc Tử: "Ta lang thang tìm tới chốn Lầu Trăng/Lầu Ông Hoàng, người thiên hạ đồn vang/Nơi đã khóc, đã yêu thương da diết...".Một bóng hồng nữa của Hàn Mặc Tử là Mai Đình. Mai Đình thực ra không phải là một nàng thơ. Đúng nghĩa, nàng là một người bạn văn chương của chàng. Nàng gặp Hàn Mặc Tử khi chàng đã lâm trọng bệnh, xa lánh tất cả mọi người.Sau này, khi Hàn Mặc Tử mất đi, Mai Đình lúc chưa lập gia thất, vẫn đến thăm gia đình ông. Kể ra, mối tình với Mai Đình, là một tình sử đẹp, bởi sự thanh cao, tinh khiết, vượt qua mọi ranh giới tầm thường trên đời.Một người nữa là Lê Thị Ngọc Sương. Cô gái người Quảng Ngãi, chẳng phải ai xa lạ, chính là chị ruột thi sĩ Bích Khê, bạn văn chương của Hàn Mặc Tử. (Ảnh: Người ngoài cùng bên phải).Một bóng hồng lướt qua đời Hàn Mặc Tử là Thương Thương. Trong những ngày cô đơn, thi sĩ nhận được một bức thư đề tên người gửi là Thương Thương. Chàng đã đem lòng say đắm người trong mộng, đặt cho nàng biệt danh Người lụa bến Sông Hương. Tuy hai người không gặp mặt nhưng tình yêu đó đã chắp cánh cho những vở kịch thơ ngọt ngào như Duyên kỳ ngộ, Quần tiên hội...Năm 1940, Hàn Mặc Tử qua đời sau những ngày tháng chống chọi bệnh tật. Cho đến nay nhắc đến cuộc đời và thơ ông, người ta vẫn nhắc đến những bóng hồng đã từng ngang qua đời ông như một định mệnh.Mời độc giả xem video:Nấu cơm theo kiểu Tây. Nguồn VTV24.
Mối tình trong sáng nhất của Hàn Mặc Tử là người con gái Huế có cái tên rất đẹp: Hoàng Thị Kim Cúc. Năm 1933, ông làm cho Sở Đạc điền Quy Nhơn và quen Hoàng Cúc.
Năm 1939, khi đang điều trị bệnh phong tại Quy Nhơn, Hàn Mạc Tử nhận được bức ảnh của Hoàng Cúc gửi tặng và làm bài thơ Đây thôn Vỹ Dạ đề tặng lại.
Nhiều người cho rằng, giữa hai người có một tình yêu đẹp. Tuy nhiên, Hoàng Cúc từng viết: “Tử và tôi cách xa nhau như hai ngọn núi, Tử thì kín đáo và bẽn lẽn như con gái, còn tôi thì bí mật và xa lạ như cung trăng! Tuy thế Tử cũng đã tìm cách để gặp, nhưng rồi vẫn cũng chưa toại nguyện...” (Ảnh: Bút tích của Hoàng Cúc).
Mối tình da diết nhất của chàng thi sĩ Hàn Mặc Tử đa tình gắn liền với cái tên Mộng Cầm (quê ở Phan Thiết, Bình Thuận) tên thật là Huỳnh Thị Nghệ. Trong lần vào Phan Thiết thăm Mộng Cầm, người đẹp đã đưa Hàn Mặc Tử lên lầu Ông Hoàng.
Không ngờ rằng đây lại là lần đi chơi sau cùng của hai người. Hàn Mạc Tử ra Huế, sau đó vào Quy Nhơn, điều trị bệnh phong ở bệnh viện phong Quy Hòa, và mất ở đó.
Mối tình với Mộng Cầm và địa danh Lầu Ông Hoàng nhiều lần xuất hiện trong thơ Hàn Mặc Tử: "Ta lang thang tìm tới chốn Lầu Trăng/Lầu Ông Hoàng, người thiên hạ đồn vang/Nơi đã khóc, đã yêu thương da diết...".
Một bóng hồng nữa của Hàn Mặc Tử là Mai Đình. Mai Đình thực ra không phải là một nàng thơ. Đúng nghĩa, nàng là một người bạn văn chương của chàng. Nàng gặp Hàn Mặc Tử khi chàng đã lâm trọng bệnh, xa lánh tất cả mọi người.
Sau này, khi Hàn Mặc Tử mất đi, Mai Đình lúc chưa lập gia thất, vẫn đến thăm gia đình ông. Kể ra, mối tình với Mai Đình, là một tình sử đẹp, bởi sự thanh cao, tinh khiết, vượt qua mọi ranh giới tầm thường trên đời.
Một người nữa là Lê Thị Ngọc Sương. Cô gái người Quảng Ngãi, chẳng phải ai xa lạ, chính là chị ruột thi sĩ Bích Khê, bạn văn chương của Hàn Mặc Tử. (Ảnh: Người ngoài cùng bên phải).
Một bóng hồng lướt qua đời Hàn Mặc Tử là Thương Thương. Trong những ngày cô đơn, thi sĩ nhận được một bức thư đề tên người gửi là Thương Thương. Chàng đã đem lòng say đắm người trong mộng, đặt cho nàng biệt danh Người lụa bến Sông Hương. Tuy hai người không gặp mặt nhưng tình yêu đó đã chắp cánh cho những vở kịch thơ ngọt ngào như Duyên kỳ ngộ, Quần tiên hội...
Năm 1940, Hàn Mặc Tử qua đời sau những ngày tháng chống chọi bệnh tật. Cho đến nay nhắc đến cuộc đời và thơ ông, người ta vẫn nhắc đến những bóng hồng đã từng ngang qua đời ông như một định mệnh.
Mời độc giả xem video:Nấu cơm theo kiểu Tây. Nguồn VTV24.