Theo nhà văn Nguyễn Vỹ, bạn nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp, bài thơ Chùa Hương có một lai lịch kỳ thú đến không ngờ.Đó là hội Chùa Hương năm 1934, hai người cùng hai nữ sinh Hà thành đi trẩy hội, đến rừng mơ liền gặp một bà mẹ cùng cô gái độ tuổi trăng rằm. Vẻ đẹp thánh thiện mang nét chân quê của cô gái đã hớp hồn hai chàng thi sĩ đến nỗi bỏ quên cả hai cô bạn gái, khiến họ giận dỗi bỏ đi.Nguyễn Vỹ kể lại, hai hôm sau về Hà Nội, Nguyễn Nhược Pháp đã viết xong bài thơ Chùa Hương. "Nhược Pháp lấy cuộc gặp gỡ lý thú của chúng tôi với có gái quê làm đề tài và tưởng tượng thêm ra, thành bài thơ đẹp, giọng ngây thơ, y như cô gái chùa Hương hôm ấy..."Bài thơ Chùa hương của Nguyễn Nhược Pháp ban đầu có tên là "Cô gái Chùa Hương”. Khi in vào tập “Ngày Xưa” thì hai chữ Cô gái bị bỏ đi, chỉ còn Chùa Hương.Sau này, có ý kiến cho rằng, bài thơ “Chùa Hương” dù ghi chú “Thiên ký sự của một cô bé ngày xưa”, nhưng hình bóng “em tuy mới mười lăm” phảng phất dáng vẻ mỹ nhân Đỗ Thị Bính, người tình trong mộng của thi sĩ.Nhà phê bình Hoài Thanh nhận xét: Chỉ với một bài thơ xinh xắn và có duyên như bài thơ này, thi sĩ Nguyễn Nhược Pháp đã khiến hậu thế yêu mến chàng biết chừng nào, nhất là khi ta biết chàng trai đa tài, đa cảm và tinh tế nhường ấy lại phải giã biệt cõi đời quá sớm…"người mất năm hai mươi bốn tuổi, lòng trong trắng như hồi còn thơ".Sau này, ca sỹ Trung Đức trong lần đi chùa Hương đã cảm tác phổ nhạc bài thơ, thành bài hát Em đi chùa Hương. Ngay từ lần phát sóng đầu tiên, bài hát được đông đảo thính giả ưa thích và nhanh chóng phổ biến rộng rãi...Tuy nhiên, bài hát có số phận rất long đong. Sau khi sáng tác xong, Trung đưa bài hát ra hội đồng để duyệt thì bị loại.Nghĩ bài bị từ chối do mình là ca sĩ, vậy nên ông lại gửi bài hát nhưng ký tên Trần Văn Khê - một nhà nghiên cứu âm nhạc dân gian nổi tiếng đang cư trú ở nước ngoài. Ông nghĩ, ở tận trời Tây, GS. Trần Văn Khê không biết việc này nên cứ tìm cách để bài hát được sử dụng đã, rồi tính sau.Quả nhiên nghe tên ông Khê, bài hát nhanh chóng cho dàn dựng và ưa thích. Cũng lúc ấy, nghệ sỹ Trung Đức đã đính chính lại tác giả chính mình, và xin GS. Trần Văn Khê thông cảm vì không muốn bỏ phí một bài nhạc.Với giai điệu vui nhộn nhạc sĩ Trung Đức đã thể hiện được sự hồn nhiên, ngây thơ, nhí nhảnh mà Nguyễn Nhược Pháp đã hướng tới.Mời độc giả xem video:Mâm cơm Nam Bộ ngày Tết. Nguồn: VTV24.
Theo nhà văn Nguyễn Vỹ, bạn nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp, bài thơ Chùa Hương có một lai lịch kỳ thú đến không ngờ.
Đó là hội Chùa Hương năm 1934, hai người cùng hai nữ sinh Hà thành đi trẩy hội, đến rừng mơ liền gặp một bà mẹ cùng cô gái độ tuổi trăng rằm. Vẻ đẹp thánh thiện mang nét chân quê của cô gái đã hớp hồn hai chàng thi sĩ đến nỗi bỏ quên cả hai cô bạn gái, khiến họ giận dỗi bỏ đi.
Nguyễn Vỹ kể lại, hai hôm sau về Hà Nội, Nguyễn Nhược Pháp đã viết xong bài thơ Chùa Hương. "Nhược Pháp lấy cuộc gặp gỡ lý thú của chúng tôi với có gái quê làm đề tài và tưởng tượng thêm ra, thành bài thơ đẹp, giọng ngây thơ, y như cô gái chùa Hương hôm ấy..."
Bài thơ Chùa hương của Nguyễn Nhược Pháp ban đầu có tên là "Cô gái Chùa Hương”. Khi in vào tập “Ngày Xưa” thì hai chữ Cô gái bị bỏ đi, chỉ còn Chùa Hương.
Sau này, có ý kiến cho rằng, bài thơ “Chùa Hương” dù ghi chú “Thiên ký sự của một cô bé ngày xưa”, nhưng hình bóng “em tuy mới mười lăm” phảng phất dáng vẻ mỹ nhân Đỗ Thị Bính, người tình trong mộng của thi sĩ.
Nhà phê bình Hoài Thanh nhận xét: Chỉ với một bài thơ xinh xắn và có duyên như bài thơ này, thi sĩ Nguyễn Nhược Pháp đã khiến hậu thế yêu mến chàng biết chừng nào, nhất là khi ta biết chàng trai đa tài, đa cảm và tinh tế nhường ấy lại phải giã biệt cõi đời quá sớm…"người mất năm hai mươi bốn tuổi, lòng trong trắng như hồi còn thơ".
Sau này, ca sỹ Trung Đức trong lần đi chùa Hương đã cảm tác phổ nhạc bài thơ, thành bài hát Em đi chùa Hương. Ngay từ lần phát sóng đầu tiên, bài hát được đông đảo thính giả ưa thích và nhanh chóng phổ biến rộng rãi...
Tuy nhiên, bài hát có số phận rất long đong. Sau khi sáng tác xong, Trung đưa bài hát ra hội đồng để duyệt thì bị loại.
Nghĩ bài bị từ chối do mình là ca sĩ, vậy nên ông lại gửi bài hát nhưng ký tên Trần Văn Khê - một nhà nghiên cứu âm nhạc dân gian nổi tiếng đang cư trú ở nước ngoài. Ông nghĩ, ở tận trời Tây, GS. Trần Văn Khê không biết việc này nên cứ tìm cách để bài hát được sử dụng đã, rồi tính sau.
Quả nhiên nghe tên ông Khê, bài hát nhanh chóng cho dàn dựng và ưa thích. Cũng lúc ấy, nghệ sỹ Trung Đức đã đính chính lại tác giả chính mình, và xin GS. Trần Văn Khê thông cảm vì không muốn bỏ phí một bài nhạc.
Với giai điệu vui nhộn nhạc sĩ Trung Đức đã thể hiện được sự hồn nhiên, ngây thơ, nhí nhảnh mà Nguyễn Nhược Pháp đã hướng tới.
Mời độc giả xem video:Mâm cơm Nam Bộ ngày Tết. Nguồn: VTV24.