“Người mẹ cầm súng” là tên một tập truyện nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Thi với các truyện ngắn: Người mẹ cầm súng, Mùa xuân, Mẹ vắng nhà, Ước mơ của đất... viết về cuộc đời và gương chiến đấu của chị Út Tịch, anh hùng lực lượng vũ trang tỉnh Trà Vinh trong kháng chiến chống Mỹ.Nữ anh hùng Nguyễn Thị Út, tên bà con hay gọi là Chị Út Tịch, sinh ngày 19/4/1931 tại xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè tham gia cách mạng từ sớm với nhiệm vụ trinh sát. (Ảnh minh họa).Năm 1950, Út Tịch kết hôn với một chiến sĩ công an xung. Từ đó, chồng trực tiếp cầm súng, vợ vừa làm ruộng nuôi 5 đứa con lần lượt ra đời, vừa làm công tác trinh sát, theo dõi tình hình hoạt động của địch.Chị Út Tịch bụng mang dạ chửa vừa nuôi bầy con nhỏ mà vẫn hăng say làm cách mạng, ai khuyên nhủ đều khẳng khái: “Có ai đánh giặc mà chờ đẻ xong mới đánh không? Còn gà mái là còn gà con, cứ đánh!”.Tổng cộng chị Út Tịch đã tham gia 23 trận đánh lớn nhỏ và được tuyên dương là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Chị hy sinh ngày 27/11/1968, tại xã Vĩnh Bình, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang. (Ảnh: Khu tưởng niệm nữ anh hùng Nguyễn Thị Út).Cuộc đời vừa nuôi con vừa đánh giặc của nữ anh hùng Nguyễn Thị Út- Út Tịch đã được nhà văn Nguyễn Thi thể hiện một cách trung thực nhưng đầy tính sáng tạo trong quyển truyện ký Người mẹ cầm súng. (Ảnh: Phim Mẹ vắng nhà).Thông qua vai trò của văn học, nữ anh hùng Út Tịch từ làng quê Tam Ngãi vươn mình trở thành biểu tượng điển hình rực rỡ của người phụ nữ miền Nam đánh Mỹ với câu nói nổi tiếng “Còn cái lai quần cũng đánh”. (Ảnh: Phim Mẹ vắng nhà).Một chi tiết rất cam động là truyện Người mẹ cầm súng và truyện ngắn Mẹ vắng nhà được Nguyễn Thi viết lần lượt vào năm 1965 và 1966. Nhưng mãi đến năm 1977, lần đầu tiên những đứa con của chị Út Tịch mới được đọc tác phẩm viết về mẹ mình. (Ảnh: Phim Mẹ vắng nhà).Các con chị cho biết, mới đọc mấy trang đầu mà tim đã quặn thắt lại. Sau đó, các con bà đều thuộc lòng truyện và coi đấy là cách để nhớ về má Út. (Ảnh: Phim Mẹ vắng nhà)Sau này, một trong số các con của bà tham gia cố vấn cho đoàn làm phim Mẹ vắng nhà của đạo diễn Nguyễn Khánh Dư bấm máy vào năm 1979. (Ảnh: Phim Mẹ vắng nhà).Phim đoạt giải Bông sen vàng tại Liên hoan phim Việt Nam năm 1980 và giải thưởng Lọ hoa pha lê tại Liên hoan phim quốc tế Karlovy Vary (Tiệp Khắc) năm 1980. Mời độc giả xem video:Đã tìm thấy 2 đối tượng trốn khỏi khu cách ly tập trung ở An Giang. Nguồn: THDT.
“Người mẹ cầm súng” là tên một tập truyện nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Thi với các truyện ngắn: Người mẹ cầm súng, Mùa xuân, Mẹ vắng nhà, Ước mơ của đất... viết về cuộc đời và gương chiến đấu của chị Út Tịch, anh hùng lực lượng vũ trang tỉnh Trà Vinh trong kháng chiến chống Mỹ.
Nữ anh hùng Nguyễn Thị Út, tên bà con hay gọi là Chị Út Tịch, sinh ngày 19/4/1931 tại xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè tham gia cách mạng từ sớm với nhiệm vụ trinh sát. (Ảnh minh họa).
Năm 1950, Út Tịch kết hôn với một chiến sĩ công an xung. Từ đó, chồng trực tiếp cầm súng, vợ vừa làm ruộng nuôi 5 đứa con lần lượt ra đời, vừa làm công tác trinh sát, theo dõi tình hình hoạt động của địch.
Chị Út Tịch bụng mang dạ chửa vừa nuôi bầy con nhỏ mà vẫn hăng say làm cách mạng, ai khuyên nhủ đều khẳng khái: “Có ai đánh giặc mà chờ đẻ xong mới đánh không? Còn gà mái là còn gà con, cứ đánh!”.
Tổng cộng chị Út Tịch đã tham gia 23 trận đánh lớn nhỏ và được tuyên dương là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Chị hy sinh ngày 27/11/1968, tại xã Vĩnh Bình, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang. (Ảnh: Khu tưởng niệm nữ anh hùng Nguyễn Thị Út).
Cuộc đời vừa nuôi con vừa đánh giặc của nữ anh hùng Nguyễn Thị Út- Út Tịch đã được nhà văn Nguyễn Thi thể hiện một cách trung thực nhưng đầy tính sáng tạo trong quyển truyện ký Người mẹ cầm súng. (Ảnh: Phim Mẹ vắng nhà).
Thông qua vai trò của văn học, nữ anh hùng Út Tịch từ làng quê Tam Ngãi vươn mình trở thành biểu tượng điển hình rực rỡ của người phụ nữ miền Nam đánh Mỹ với câu nói nổi tiếng “Còn cái lai quần cũng đánh”. (Ảnh: Phim Mẹ vắng nhà).
Một chi tiết rất cam động là truyện Người mẹ cầm súng và truyện ngắn Mẹ vắng nhà được Nguyễn Thi viết lần lượt vào năm 1965 và 1966. Nhưng mãi đến năm 1977, lần đầu tiên những đứa con của chị Út Tịch mới được đọc tác phẩm viết về mẹ mình. (Ảnh: Phim Mẹ vắng nhà).
Các con chị cho biết, mới đọc mấy trang đầu mà tim đã quặn thắt lại. Sau đó, các con bà đều thuộc lòng truyện và coi đấy là cách để nhớ về má Út. (Ảnh: Phim Mẹ vắng nhà)
Sau này, một trong số các con của bà tham gia cố vấn cho đoàn làm phim Mẹ vắng nhà của đạo diễn Nguyễn Khánh Dư bấm máy vào năm 1979. (Ảnh: Phim Mẹ vắng nhà).
Phim đoạt giải Bông sen vàng tại Liên hoan phim Việt Nam năm 1980 và giải thưởng Lọ hoa pha lê tại Liên hoan phim quốc tế Karlovy Vary (Tiệp Khắc) năm 1980.
Mời độc giả xem video:Đã tìm thấy 2 đối tượng trốn khỏi khu cách ly tập trung ở An Giang. Nguồn: THDT.