Thi sĩ Nguyễn Bính (1918-1966) nổi tiếng với các tập thơ Tâm hồn tôi (1940), Lỡ bước sang ngang (1940), Mây tần (1942); Đêm sao sáng (1962).Nguyễn Bính là nhà thơ hiện đại cũng là một thi sĩ giang hồ từng dạo khắp đó đây trên cả nước, lập nghiệp văn chương cả ở hai miền Nam – Bắc. Cuộc đời ông là sự long đong, đi khắp nơi, nay đây mai đó, bất định và nghèo khổ.Đặc biệt, trong cuộc đời thơ lang bạt xa xứ của Nguyễn Bính, ông nên duyên và qua bốn đời chăn gối, có giá thú hoặc không, để lại bốn người con trong cảnh người cha biệt xứ. Nhưng khi ông mất, thật xót xa là không một ai thân thiết ở bên.Người vợ đầu tiên là bà Nguyễn Hồng Châu, một cán bộ cách mạng, có trình độ học vấn. Đây là một cuộc hôn nhân “mai mối”, không tình yêu. Lúc đấy dù lắm do dự, nhưng cả hai cũng thuận theo cấp trên, đồng ý làm hôn lễ vào năm 1951. Họ có một cô con gái đặt tên là Nguyễn Bính Hồng Cầu.Nhà thơ "thay lòng đổi dạ" khi đi sáng tác tại Cà Mau và gặp cô Mai Thị Mới, 19 tuổi, ở ấp Hương Mai, xã Khánh Lâm, huyện U Minh. Tình yêu hai người nảy nở, ngày một mặn nồng, quấn quýt. Nhà thơ Nguyễn Bính xin cưới cô Mới, sau khi đã có giấy ly hôn với bà Hồng Châu.
Năm 1954, bà Mai Thị Mới sinh con gái, đặt tên là Hương Mai. Nhà thơ rất yêu thương, chu đáo với vợ con. Nhưng niềm vui chưa được bao lâu, khi Hương Mai mới bảy tháng tuổi, ông tập kết ra Bắc. Thời gian sau đó, lời hẹn ngày gặp mặt chẳng thành hiện thực, khi đất nước bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc.
Do hoàn cảnh xa xôi cách trở, tin tức vợ con bặt vô âm tín, Nguyễn Bính đã có quan hệ thắm thiết với một nữ thư ký báo Trăm Hoa, nơi ông làm chủ bút, hồi 1956, tại Hà Nội. Hai người ăn ở như vợ chồng với đúng nghĩa khi sinh hạ được một con trai. Người vợ thứ ba này tên là Phạm Vân Thanh.
Nhưng thật buồn, mọi chuyện đối với Nguyễn Bính chẳng khi nào suôn sẻ, bởi đến năm 1957, báo Trăm Hoa lỗ vốn nặng, tự giải thể. Chưa hết, đồng thời không hiểu vì lý do gì, bà Thanh đã trả lại con cho Nguyễn Bính rồi tìm một nơi nương tựa mới.Mọi chuyện đều lỡ dở, năm 1958, nhà thơ trở về Nam Định làm việc tại Ty Văn hoá Thông tin, rồi sau ít năm lấy vợ quê, coi như an phận. Người vợ thứ tư của Nguyễn Bính là bà Trần Thị Lai, rất hiền hậu nết na.Năm 1965, giặc Mỹ leo thang ra miền Bắc ác liệt, Nguyễn Bính theo cơ quan đi sơ tán, ở huyện Lý Nhân, Hà Nam. Thật trớ trêu, chỉ tết năm sau, nhà thơ Nguyễn Bính mất trong cơn bạo bệnh, đúng lúc vợ ông đang ở cữ sinh hạ cho ông một con trai, đặt tên là Nguyễn Mạnh Hùng.Sau này, con gái nhà thơ, bà Nguyễn Bính Hồng Cầu nói: “Hồi xưa tôi giận ba tôi lắm. Nhưng lớn lên tìm hiểu, tôi mới vỡ lẽ. Đời ba tôi nhiều bất hạnh. Ông cứ đi tìm cái bóng của hạnh phúc cho đến khi nhắm mắt xuôi tay vào đêm giao thừa năm 1966”.Mời độc giả xem video:Nhiều chiêu trò bán hàng trực tuyến trong mùa giảm giá. Nguồn: VTV24.
Thi sĩ Nguyễn Bính (1918-1966) nổi tiếng với các tập thơ Tâm hồn tôi (1940), Lỡ bước sang ngang (1940), Mây tần (1942); Đêm sao sáng (1962).
Nguyễn Bính là nhà thơ hiện đại cũng là một thi sĩ giang hồ từng dạo khắp đó đây trên cả nước, lập nghiệp văn chương cả ở hai miền Nam – Bắc. Cuộc đời ông là sự long đong, đi khắp nơi, nay đây mai đó, bất định và nghèo khổ.
Đặc biệt, trong cuộc đời thơ lang bạt xa xứ của Nguyễn Bính, ông nên duyên và qua bốn đời chăn gối, có giá thú hoặc không, để lại bốn người con trong cảnh người cha biệt xứ. Nhưng khi ông mất, thật xót xa là không một ai thân thiết ở bên.
Người vợ đầu tiên là bà Nguyễn Hồng Châu, một cán bộ cách mạng, có trình độ học vấn. Đây là một cuộc hôn nhân “mai mối”, không tình yêu. Lúc đấy dù lắm do dự, nhưng cả hai cũng thuận theo cấp trên, đồng ý làm hôn lễ vào năm 1951. Họ có một cô con gái đặt tên là Nguyễn Bính Hồng Cầu.
Nhà thơ "thay lòng đổi dạ" khi đi sáng tác tại Cà Mau và gặp cô Mai Thị Mới, 19 tuổi, ở ấp Hương Mai, xã Khánh Lâm, huyện U Minh. Tình yêu hai người nảy nở, ngày một mặn nồng, quấn quýt. Nhà thơ Nguyễn Bính xin cưới cô Mới, sau khi đã có giấy ly hôn với bà Hồng Châu.
Năm 1954, bà Mai Thị Mới sinh con gái, đặt tên là Hương Mai. Nhà thơ rất yêu thương, chu đáo với vợ con. Nhưng niềm vui chưa được bao lâu, khi Hương Mai mới bảy tháng tuổi, ông tập kết ra Bắc. Thời gian sau đó, lời hẹn ngày gặp mặt chẳng thành hiện thực, khi đất nước bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc.
Do hoàn cảnh xa xôi cách trở, tin tức vợ con bặt vô âm tín, Nguyễn Bính đã có quan hệ thắm thiết với một nữ thư ký báo Trăm Hoa, nơi ông làm chủ bút, hồi 1956, tại Hà Nội. Hai người ăn ở như vợ chồng với đúng nghĩa khi sinh hạ được một con trai. Người vợ thứ ba này tên là Phạm Vân Thanh.
Nhưng thật buồn, mọi chuyện đối với Nguyễn Bính chẳng khi nào suôn sẻ, bởi đến năm 1957, báo Trăm Hoa lỗ vốn nặng, tự giải thể. Chưa hết, đồng thời không hiểu vì lý do gì, bà Thanh đã trả lại con cho Nguyễn Bính rồi tìm một nơi nương tựa mới.
Mọi chuyện đều lỡ dở, năm 1958, nhà thơ trở về Nam Định làm việc tại Ty Văn hoá Thông tin, rồi sau ít năm lấy vợ quê, coi như an phận. Người vợ thứ tư của Nguyễn Bính là bà Trần Thị Lai, rất hiền hậu nết na.
Năm 1965, giặc Mỹ leo thang ra miền Bắc ác liệt, Nguyễn Bính theo cơ quan đi sơ tán, ở huyện Lý Nhân, Hà Nam. Thật trớ trêu, chỉ tết năm sau, nhà thơ Nguyễn Bính mất trong cơn bạo bệnh, đúng lúc vợ ông đang ở cữ sinh hạ cho ông một con trai, đặt tên là Nguyễn Mạnh Hùng.
Sau này, con gái nhà thơ, bà Nguyễn Bính Hồng Cầu nói: “Hồi xưa tôi giận ba tôi lắm. Nhưng lớn lên tìm hiểu, tôi mới vỡ lẽ. Đời ba tôi nhiều bất hạnh. Ông cứ đi tìm cái bóng của hạnh phúc cho đến khi nhắm mắt xuôi tay vào đêm giao thừa năm 1966”.
Mời độc giả xem video:Nhiều chiêu trò bán hàng trực tuyến trong mùa giảm giá. Nguồn: VTV24.