Tắt Đèn của nhà văn Ngô Tất Tố là một trong những tác phẩm nổi tiếng trong đó chị Dậu -là nhân vật chính trong tác phẩm. Tuy nhiên, tên thật của của chị Dậu là Lê Thị Đào. Lê Thị Đào lấy chồng tên Nguyễn Văn Dậu nên người ta gọi là chị Dậu. Phong tục xưa sau khi lấy chồng, người vợ thường lấy tên của chồng làm tên gọi của mình. Vì thế Lê Thị Đào chuyển thành chị Dậu.Trong Tắt đèn đã có đoạn văn nhắc đến tên thật của chị Dậu: "Tên tôi là Nguyễn Văn Dậu, hai mươi sáu tuổi ở làng Đông xá, và vợ tôi là Lê Thị Đào, hai mươi bốn tuổi, cũng ở làng ấy, có mượn ông của ông bà Hoàng Thị Sẹo, năm mươi tám tuổi, vợ cả ông Nghị viên Trần Đức Quế ở làng Đoài thôn, một đôi hoa tai bằng vàng nặng ba đồng cân, đáng giá hai chục đồng bạc. Hạn trong năm năm phải trả. Nếu không trả, chúng tôi xin chịu tội bội tín."Không chỉ tên là Đào, chị Dậu trong Tắt đèn được miêu tả còn rất trẻ (24 tuổi) xinh đẹp. Điều này trái ngược với hình dung của nhiều người. Hầu hết mọi người chỉ nghĩ đến sự lam lũ, dũng cảm, tình yêu thương hết mực của chị Dậu cho chồng con, ít người để ý đến nhan sắc hoặc tuổi thật của chị Dậu.Nhờ sự “nổi tiếng” của nhân vật văn học, cụm từ “Chị Dậu” được sử dụng khá phổ biến. Trong thời kỳ phong kiến, "Chị Dậu" là hình ảnh minh họa cho số phận những con người nông dân chịu nhiều áp bức của bộ máy cai trị mục ruỗng, thối nát và tàn bạo.Trong xã hội hiện đại, "Chị Dậu" thường được dùng để chỉ những người hoặc gia đình có hoàn cảnh quá khó khăn, ví dụ: "nhìn như chị Dậu", “nghèo như chị Dâu”, đúng là “Chị Dậu”.Nhân vật chị Dậu còn được dựng thành phim. Chị Dậu là một bộ phim nổi tiếng thuộc hàng những tác phẩm kinh điển của điện ảnh cách mạng Việt Nam thế kỷ 20.Phim được sản xuất năm 1980 bởi đạo diễn, NSND Phạm Văn Khoa dựa trên kịch bản là tiểu thuyết Tắt đèn. NSND Phạm Văn Khoa cũng chính là tác giả của bộ phim chuyển thể nổi tiếng khác về các đề tài trước Cách mạng là phim Làng Vũ Đại ngày ấy.Quá trình dựng phim "Chị Dậu", mặc dù mọi khâu đã hoàn tất nhưng vì chưa tìm được diễn viên ưng ý để vào vai chị Dậu, đạo diễn quyết định hoãn bấm máy kiên quyết chờ đến khi tìm được diễn viên phù hợp. Nghệ sĩ Lê Vân sau đó được lựa chọn vào vai chị Dậu.Nhờ con mắt có nghề và sự kiên trì NSND Phạm Văn Khoa, Lê Vân có một vai diễn để đời tạo ra một nhân vật chị Dậu vừa xinh đẹp, vừa đảm đang, yêu thương chồng con hết mực.Mời độc giả xem video: Công bố 10 gương mặt trẻ tiêu biểu Việt Nam năm 2020. Nguồn: VTV24
Tắt Đèn của nhà văn Ngô Tất Tố là một trong những tác phẩm nổi tiếng trong đó chị Dậu -là nhân vật chính trong tác phẩm. Tuy nhiên, tên thật của của chị Dậu là Lê Thị Đào. Lê Thị Đào lấy chồng tên Nguyễn Văn Dậu nên người ta gọi là chị Dậu. Phong tục xưa sau khi lấy chồng, người vợ thường lấy tên của chồng làm tên gọi của mình. Vì thế Lê Thị Đào chuyển thành chị Dậu.
Trong Tắt đèn đã có đoạn văn nhắc đến tên thật của chị Dậu: "Tên tôi là Nguyễn Văn Dậu, hai mươi sáu tuổi ở làng Đông xá, và vợ tôi là Lê Thị Đào, hai mươi bốn tuổi, cũng ở làng ấy, có mượn ông của ông bà Hoàng Thị Sẹo, năm mươi tám tuổi, vợ cả ông Nghị viên Trần Đức Quế ở làng Đoài thôn, một đôi hoa tai bằng vàng nặng ba đồng cân, đáng giá hai chục đồng bạc. Hạn trong năm năm phải trả. Nếu không trả, chúng tôi xin chịu tội bội tín."
Không chỉ tên là Đào, chị Dậu trong Tắt đèn được miêu tả còn rất trẻ (24 tuổi) xinh đẹp. Điều này trái ngược với hình dung của nhiều người. Hầu hết mọi người chỉ nghĩ đến sự lam lũ, dũng cảm, tình yêu thương hết mực của chị Dậu cho chồng con, ít người để ý đến nhan sắc hoặc tuổi thật của chị Dậu.
Nhờ sự “nổi tiếng” của nhân vật văn học, cụm từ “Chị Dậu” được sử dụng khá phổ biến. Trong thời kỳ phong kiến, "Chị Dậu" là hình ảnh minh họa cho số phận những con người nông dân chịu nhiều áp bức của bộ máy cai trị mục ruỗng, thối nát và tàn bạo.
Trong xã hội hiện đại, "Chị Dậu" thường được dùng để chỉ những người hoặc gia đình có hoàn cảnh quá khó khăn, ví dụ: "nhìn như chị Dậu", “nghèo như chị Dâu”, đúng là “Chị Dậu”.
Nhân vật chị Dậu còn được dựng thành phim. Chị Dậu là một bộ phim nổi tiếng thuộc hàng những tác phẩm kinh điển của điện ảnh cách mạng Việt Nam thế kỷ 20.
Phim được sản xuất năm 1980 bởi đạo diễn, NSND Phạm Văn Khoa dựa trên kịch bản là tiểu thuyết Tắt đèn. NSND Phạm Văn Khoa cũng chính là tác giả của bộ phim chuyển thể nổi tiếng khác về các đề tài trước Cách mạng là phim Làng Vũ Đại ngày ấy.
Quá trình dựng phim "Chị Dậu", mặc dù mọi khâu đã hoàn tất nhưng vì chưa tìm được diễn viên ưng ý để vào vai chị Dậu, đạo diễn quyết định hoãn bấm máy kiên quyết chờ đến khi tìm được diễn viên phù hợp. Nghệ sĩ Lê Vân sau đó được lựa chọn vào vai chị Dậu.
Nhờ con mắt có nghề và sự kiên trì NSND Phạm Văn Khoa, Lê Vân có một vai diễn để đời tạo ra một nhân vật chị Dậu vừa xinh đẹp, vừa đảm đang, yêu thương chồng con hết mực.
Mời độc giả xem video: Công bố 10 gương mặt trẻ tiêu biểu Việt Nam năm 2020. Nguồn: VTV24