Pháo tự hành Pzh 2000 Ukraine bị phát hiện khi di chuyển gần làng Pitomnik, phía bắc thành phố Kharkov.UAV trinh sát Nga ghi hình tổ hợp pháo PzH 2000 khai hỏa và chuyển tọa độ mục tiêu về cho kíp vận hành UAV tự sát Lancet.UAV Lancet nhanh chóng khóa mục tiêu và lao xuống phá hủy tổ hợp pháo tự hành này.Hình ảnh cho thấy UAV Lancet lao xuống khẩu PzH 2000 tạo ra một vụ nổ lớn, chưa rõ mức độ thiệt hại của khẩu pháo tự hành này.Ukraine được cho là đã tiếp nhận ít nhất 28 tổ hợp pháo tự hành PzH 2000, trong đó hai tổ hợp đã bị UAV tự sát Lancet tập kích và 10 tổ hợp khác hỏng hóc.Đức phát triển lựu pháo tự hành PzH 2000 155 mm năm 1987-1996, sau đó đưa vào sản xuất hàng loạt và biên chế trong quân đội.PzH 2000 (tên đầy đủ Panzerhaubitze 2000) được sản xuất bởi Tập đoàn Krauss-Maffei Wegmann (KMW) cùng nhà thầu phụ Rheinmetall Landsysteme.Loại pháo tự hành này sử dụng khẩu pháo chính cỡ nòng 155mm/L52 với chiều dài nòng pháo gấp 52 lần cỡ nòng được thiết kế để sử dụng các loại đạn pháo chuẩn 155mm của NATO.Nòng pháo được gắn loa giảm giật và bộ phận thoát vỏ đạn. Việc xoay tháp pháo và nhắm bắn mục tiêu đều dựa trên cơ chế điện tử vốn an toàn và đáng tin cậy hơn dùng thành phần thủy lực.Tốc độ bắn đạt 10 viên/phút với khả năng bao quát 360°, pháo chính còn có góc nâng từ -2,5° đến +65°. Có thể nói rằng tầm bắn xa và tốc độ bắn nhanh là những thế mạnh của PzH 2000.PzH 2000 mang theo 60 viên đạn pháo có tầm bắn tối đa 30km đối với loại đạn pháo nổ mảnh thường và 40km với loại đạn pháo tăng tầm.Khẩu pháo được điều khiển bởi hệ thống kĩ thuật số MRSI có chức năng công kích mục tiêu bằng nhiều phát đạn một lúc.PzH 2000 bắn 5 phát đạn ở các góc bắn khác nhau, từ cao đến thấp, đồng nghĩa với việc tất cả các phát đạn sẽ cùng đến mục tiêu cùng lúc trong khoảng thời gian 1,5 giây kể từ điểm nổ đầu tiên.Một tiều đoàn 24 khẩu PzH 2000 có thể bắn 120 viên đạn pháo trong 60 giây, nhanh gấp 3 lần các thế hệ pháo Đức đời cũ.Nói một cách đơn giản, pháo tự hành PzH 2000 khi bắn theo đội hình nhóm sẽ tạo ra mật độ hỏa lực cực cao giống như pháo phản lực, nhưng điểm nội trội là độ chính xác.Vũ khí phụ của PzH 2000 là một khẩu súng máy MG3 7,62mm gắn trên tháp pháo, sử dụng bởi trưởng xe.Điểm mạnh chủ đạo nhất trong thiết kế của PzH 2000 là hệ thống chuyển tải nạp đạn cực nhanh – một bước tiến lớn trong thiết kế pháo binh.Người Đức luôn xuất sắc trong chế tạo nòng pháo nhưng thường phải gặp vấn đề trong việc nạp đạn pháo, điều này chỉ được giải quyết triệt để khi pháo tự hành PzH 2000 ra đời.Hệ thống nạp đạn cơ khí cho phép 2 người có thể nạp 60 viên đạn pháo trong thời gian chưa tới 2 phút, nên tốc độ bắn nhanh hơn gấp 4 lần so với loại cũ.Trên tháp pháo có một radar mảng pha có nhiệm vụ đo sơ tốc đầu nòng của mỗi viên đạn pháo được bắn đi.Thông số nhắm bắn có thể được cung cấp tự động thông qua tín hiệu radio mã hóa từ bộ phận chỉnh bắn.Khi hệ thống đã nạp đạn pháo, pháo thủ nạp đạn chỉ có 5 giây để nạp liều phóng vào khóa nòng pháo trước khi nó đóng lại.Hệ thống nạp đạn tự động giúp cho pháo có tốc độ bắn rất tốt – 3 viên trong 8,4 giây, 12 viên trong 59,74 giây và 20 viên liên tục trong vòng 1 phút 47 giây.Điều thú vị là khi cả thảy 60 viên đạn pháo đã được bắn đi, nòng pháo sẽ tự động khóa vào giá đỡ đặt phía đầu xe trong vòng 15 giây.PzH 2000 có thể di chuyển tới vị trí khai hỏa mới trước khi những viên đạn pháo vừa bắn chạm mục tiêu.Điều này sẽ khiến những nỗ lực phản pháo từ phía đối phương trở nên vô vọng.Ngoài Đức còn có Croatia, Hy Lạp, Hungary, Italia, Lithuania, Đan Mạch, Quatar và mới nhất là Ukraine sử dụng loại pháo tự hành này.
Pháo tự hành Pzh 2000 Ukraine bị phát hiện khi di chuyển gần làng Pitomnik, phía bắc thành phố Kharkov.
UAV trinh sát Nga ghi hình tổ hợp pháo PzH 2000 khai hỏa và chuyển tọa độ mục tiêu về cho kíp vận hành UAV tự sát Lancet.
UAV Lancet nhanh chóng khóa mục tiêu và lao xuống phá hủy tổ hợp pháo tự hành này.
Hình ảnh cho thấy UAV Lancet lao xuống khẩu PzH 2000 tạo ra một vụ nổ lớn, chưa rõ mức độ thiệt hại của khẩu pháo tự hành này.
Ukraine được cho là đã tiếp nhận ít nhất 28 tổ hợp pháo tự hành PzH 2000, trong đó hai tổ hợp đã bị UAV tự sát Lancet tập kích và 10 tổ hợp khác hỏng hóc.
Đức phát triển lựu pháo tự hành PzH 2000 155 mm năm 1987-1996, sau đó đưa vào sản xuất hàng loạt và biên chế trong quân đội.
PzH 2000 (tên đầy đủ Panzerhaubitze 2000) được sản xuất bởi Tập đoàn Krauss-Maffei Wegmann (KMW) cùng nhà thầu phụ Rheinmetall Landsysteme.
Loại pháo tự hành này sử dụng khẩu pháo chính cỡ nòng 155mm/L52 với chiều dài nòng pháo gấp 52 lần cỡ nòng được thiết kế để sử dụng các loại đạn pháo chuẩn 155mm của NATO.
Nòng pháo được gắn loa giảm giật và bộ phận thoát vỏ đạn. Việc xoay tháp pháo và nhắm bắn mục tiêu đều dựa trên cơ chế điện tử vốn an toàn và đáng tin cậy hơn dùng thành phần thủy lực.
Tốc độ bắn đạt 10 viên/phút với khả năng bao quát 360°, pháo chính còn có góc nâng từ -2,5° đến +65°. Có thể nói rằng tầm bắn xa và tốc độ bắn nhanh là những thế mạnh của PzH 2000.
PzH 2000 mang theo 60 viên đạn pháo có tầm bắn tối đa 30km đối với loại đạn pháo nổ mảnh thường và 40km với loại đạn pháo tăng tầm.
Khẩu pháo được điều khiển bởi hệ thống kĩ thuật số MRSI có chức năng công kích mục tiêu bằng nhiều phát đạn một lúc.
PzH 2000 bắn 5 phát đạn ở các góc bắn khác nhau, từ cao đến thấp, đồng nghĩa với việc tất cả các phát đạn sẽ cùng đến mục tiêu cùng lúc trong khoảng thời gian 1,5 giây kể từ điểm nổ đầu tiên.
Một tiều đoàn 24 khẩu PzH 2000 có thể bắn 120 viên đạn pháo trong 60 giây, nhanh gấp 3 lần các thế hệ pháo Đức đời cũ.
Nói một cách đơn giản, pháo tự hành PzH 2000 khi bắn theo đội hình nhóm sẽ tạo ra mật độ hỏa lực cực cao giống như pháo phản lực, nhưng điểm nội trội là độ chính xác.
Vũ khí phụ của PzH 2000 là một khẩu súng máy MG3 7,62mm gắn trên tháp pháo, sử dụng bởi trưởng xe.
Điểm mạnh chủ đạo nhất trong thiết kế của PzH 2000 là hệ thống chuyển tải nạp đạn cực nhanh – một bước tiến lớn trong thiết kế pháo binh.
Người Đức luôn xuất sắc trong chế tạo nòng pháo nhưng thường phải gặp vấn đề trong việc nạp đạn pháo, điều này chỉ được giải quyết triệt để khi pháo tự hành PzH 2000 ra đời.
Hệ thống nạp đạn cơ khí cho phép 2 người có thể nạp 60 viên đạn pháo trong thời gian chưa tới 2 phút, nên tốc độ bắn nhanh hơn gấp 4 lần so với loại cũ.
Trên tháp pháo có một radar mảng pha có nhiệm vụ đo sơ tốc đầu nòng của mỗi viên đạn pháo được bắn đi.
Thông số nhắm bắn có thể được cung cấp tự động thông qua tín hiệu radio mã hóa từ bộ phận chỉnh bắn.
Khi hệ thống đã nạp đạn pháo, pháo thủ nạp đạn chỉ có 5 giây để nạp liều phóng vào khóa nòng pháo trước khi nó đóng lại.
Hệ thống nạp đạn tự động giúp cho pháo có tốc độ bắn rất tốt – 3 viên trong 8,4 giây, 12 viên trong 59,74 giây và 20 viên liên tục trong vòng 1 phút 47 giây.
Điều thú vị là khi cả thảy 60 viên đạn pháo đã được bắn đi, nòng pháo sẽ tự động khóa vào giá đỡ đặt phía đầu xe trong vòng 15 giây.
PzH 2000 có thể di chuyển tới vị trí khai hỏa mới trước khi những viên đạn pháo vừa bắn chạm mục tiêu.
Điều này sẽ khiến những nỗ lực phản pháo từ phía đối phương trở nên vô vọng.
Ngoài Đức còn có Croatia, Hy Lạp, Hungary, Italia, Lithuania, Đan Mạch, Quatar và mới nhất là Ukraine sử dụng loại pháo tự hành này.