Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã bước sang tháng thứ 6, đây là cuộc xung đột trên bộ lớn nhất thế kỷ ở châu Âu, mang đến cho thế giới rất nhiều điều “bất ngờ”.Trước hết, Nga đã tiến hành các hoạt động đe dọa, gây sức ép trước Ukraine trong một thời gian dài rồi mới tiến hành các hoạt động quân sự. Nhưng theo các nhà phân tích của tờ Sina, có vẻ như chiến lược của phương Tây, đã đẩy Nga vào ngõ cụt.Nếu Nga không sử dụng những chiến thuật cuối cùng, thì một cuộc "Khủng hoảng tên lửa Cuba" tại châu Âu sẽ diễn ra, nhưng lần này không phải là sát nách Mỹ mà là ngay trước cửa nhà Nga. Moskva dù có nắm trong tay vũ khí hạt nhân cũng vô ích.Thứ hai, hầu hết giới quan sát đều không ngờ rằng, giai đoạn đầu của hoạt động quân sự đặc biệt của Nga lại kết thúc khá chóng vánh, khi chiến lược "đánh nhanh, thắng nhanh" của Moskva bị không đạt được như ý định ban đầu, đó là áp sát thủ đô Kiev.Điều quan trọng rút ra từ cuộc chiến cho đến lúc này, đó là trong xung đột hiện đại, người lính vẫn đóng vai trò quyết định, như Lê-nin nhấn mạnh: “Trong mọi cuộc chiến, rốt cuộc thắng lợi đều tùy thuộc vào tinh thần của quần chúng đang đổ máu trên chiến trường”.Trên thực tế, không có nhiều sự khác biệt giữa hai bên về ý chí chiến đấu; ngoài ra NATO đã huấn luyện Quân đội Ukraine trong 8 năm, thực sự trình độ chiến đấu tổng thể của quân đội Ukraine đã đạt đến một tầm cao nhất định.Tất nhiên, điều bất ngờ nhất là gần 10.000 lệnh trừng phạt áp đặt lên Nga của các nhóm lợi ích phương Tây vẫn chưa có "tác động chết người" đối với nền kinh tế Nga; trong đó, có nhiều lệnh cấm vận cũng trái với luật pháp quốc tế.Mặc dù Nga chiếm chỉ có 2% GDP toàn cầu, nhưng họ lại sở hữu tới 40% nguyên liệu thô của thế giới. Có vẻ như nếu thế giới đơn cực, mà Mỹ khao khát, không bao trùm hầu hết các quốc gia trên thế giới, thì sẽ rất khó để đẩy một quốc gia sở hữu nguồn năng lượng lớn, ra khỏi thị trường thương mại quốc tế.Hơn nữa, hiệu ứng dữ dội do lệnh trừng phạt mang lại, đã thực sự khiến người dân các nước phương Tây rơi vào cảnh lạm phát. Dường như Nga không chỉ chống lại phương Tây bằng chính sức mạnh của mình, trên phương diện quân sự, mà còn không hề kém cạnh trong lĩnh vực kinh tế.Theo phân tích của tờ Political, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine chỉ là "điểm chớp nhoáng" trong trò chơi giữa Nga và phương Tây; còn sự cạnh tranh về kinh tế, địa chính trị và các lĩnh vực khác.Nhưng ngược lại, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine sẽ không kết thúc trong thời gian ngắn, và nó cần tiếp tục đồng hành với cuộc chơi này, cho đến khi vấn đề được giải quyết. Nhất là trong bối cảnh cả Nga và Ukraine, đều tự nhận mình đang có "lợi thế" trên chiến trường. Và thực tế, tuỳ từng góc nhìn, có thể thấy cả Nga và Ukraine đều thực sự đang có lợi thế.Tất nhiên, tình hình hiện tại của cuộc xung đột Nga - Ukraine hơi giống như giai đoạn cuối của Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô lúc bấy giờ, khi cả hai bên đều nín thở, chờ động thái của đối phương rồi ra đòn phản công - thay vì chủ động "động thủ" trước.Thậm chí, giới truyền thông và chuyên gia phương Tây còn cho rằng, xung đột Nga-Ukraine hiện nay không còn là một cuộc đối đầu trên chiến trường bằng các loại vũ khí hiện đại nữa, mà giống như một "trận chiến của ý chí"; khi bên nào "vững ý chí, chắc niềm tin" sẽ là bên giành chiến thắng. Nhìn từ góc độ khách quan, vấn đề giữa Mỹ và Nga còn lâu mới đến giai đoạn cuối cùng của "cuộc đấu tranh sinh tử"; Mỹ và phương Tây quá lo lắng trước mối đe dọa từ Nga, có thể là do những khó khăn của đại dịch Covid-19, nên nảy sinh nhiều vấn đề khó khăn ngay trong chính nội bộ các nước phương Tây.Và rất có thể các nhà lãnh đạo phương Tây, đã chuyển những khó khăn nội tại trong nước ra bên ngoài và hậu quả là Ukraine là nơi hứng chịu xung đột.
Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã bước sang tháng thứ 6, đây là cuộc xung đột trên bộ lớn nhất thế kỷ ở châu Âu, mang đến cho thế giới rất nhiều điều “bất ngờ”.
Trước hết, Nga đã tiến hành các hoạt động đe dọa, gây sức ép trước Ukraine trong một thời gian dài rồi mới tiến hành các hoạt động quân sự. Nhưng theo các nhà phân tích của tờ Sina, có vẻ như chiến lược của phương Tây, đã đẩy Nga vào ngõ cụt.
Nếu Nga không sử dụng những chiến thuật cuối cùng, thì một cuộc "Khủng hoảng tên lửa Cuba" tại châu Âu sẽ diễn ra, nhưng lần này không phải là sát nách Mỹ mà là ngay trước cửa nhà Nga. Moskva dù có nắm trong tay vũ khí hạt nhân cũng vô ích.
Thứ hai, hầu hết giới quan sát đều không ngờ rằng, giai đoạn đầu của hoạt động quân sự đặc biệt của Nga lại kết thúc khá chóng vánh, khi chiến lược "đánh nhanh, thắng nhanh" của Moskva bị không đạt được như ý định ban đầu, đó là áp sát thủ đô Kiev.
Điều quan trọng rút ra từ cuộc chiến cho đến lúc này, đó là trong xung đột hiện đại, người lính vẫn đóng vai trò quyết định, như Lê-nin nhấn mạnh: “Trong mọi cuộc chiến, rốt cuộc thắng lợi đều tùy thuộc vào tinh thần của quần chúng đang đổ máu trên chiến trường”.
Trên thực tế, không có nhiều sự khác biệt giữa hai bên về ý chí chiến đấu; ngoài ra NATO đã huấn luyện Quân đội Ukraine trong 8 năm, thực sự trình độ chiến đấu tổng thể của quân đội Ukraine đã đạt đến một tầm cao nhất định.
Tất nhiên, điều bất ngờ nhất là gần 10.000 lệnh trừng phạt áp đặt lên Nga của các nhóm lợi ích phương Tây vẫn chưa có "tác động chết người" đối với nền kinh tế Nga; trong đó, có nhiều lệnh cấm vận cũng trái với luật pháp quốc tế.
Mặc dù Nga chiếm chỉ có 2% GDP toàn cầu, nhưng họ lại sở hữu tới 40% nguyên liệu thô của thế giới. Có vẻ như nếu thế giới đơn cực, mà Mỹ khao khát, không bao trùm hầu hết các quốc gia trên thế giới, thì sẽ rất khó để đẩy một quốc gia sở hữu nguồn năng lượng lớn, ra khỏi thị trường thương mại quốc tế.
Hơn nữa, hiệu ứng dữ dội do lệnh trừng phạt mang lại, đã thực sự khiến người dân các nước phương Tây rơi vào cảnh lạm phát. Dường như Nga không chỉ chống lại phương Tây bằng chính sức mạnh của mình, trên phương diện quân sự, mà còn không hề kém cạnh trong lĩnh vực kinh tế.
Theo phân tích của tờ Political, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine chỉ là "điểm chớp nhoáng" trong trò chơi giữa Nga và phương Tây; còn sự cạnh tranh về kinh tế, địa chính trị và các lĩnh vực khác.
Nhưng ngược lại, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine sẽ không kết thúc trong thời gian ngắn, và nó cần tiếp tục đồng hành với cuộc chơi này, cho đến khi vấn đề được giải quyết. Nhất là trong bối cảnh cả Nga và Ukraine, đều tự nhận mình đang có "lợi thế" trên chiến trường. Và thực tế, tuỳ từng góc nhìn, có thể thấy cả Nga và Ukraine đều thực sự đang có lợi thế.
Tất nhiên, tình hình hiện tại của cuộc xung đột Nga - Ukraine hơi giống như giai đoạn cuối của Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô lúc bấy giờ, khi cả hai bên đều nín thở, chờ động thái của đối phương rồi ra đòn phản công - thay vì chủ động "động thủ" trước.
Thậm chí, giới truyền thông và chuyên gia phương Tây còn cho rằng, xung đột Nga-Ukraine hiện nay không còn là một cuộc đối đầu trên chiến trường bằng các loại vũ khí hiện đại nữa, mà giống như một "trận chiến của ý chí"; khi bên nào "vững ý chí, chắc niềm tin" sẽ là bên giành chiến thắng.
Nhìn từ góc độ khách quan, vấn đề giữa Mỹ và Nga còn lâu mới đến giai đoạn cuối cùng của "cuộc đấu tranh sinh tử"; Mỹ và phương Tây quá lo lắng trước mối đe dọa từ Nga, có thể là do những khó khăn của đại dịch Covid-19, nên nảy sinh nhiều vấn đề khó khăn ngay trong chính nội bộ các nước phương Tây.
Và rất có thể các nhà lãnh đạo phương Tây, đã chuyển những khó khăn nội tại trong nước ra bên ngoài và hậu quả là Ukraine là nơi hứng chịu xung đột.