Xe Thiết giáp chở quân BMD-1 là dòng phương tiện bọc thép đầu tiên của Liên Xô có thể thả dù từ trên không, nó được ra đời trong những năm 60 và chính thức gia nhập biên chế vào năm 1969. Bốn năm sau, vào năm 1973, BMD-1 được công khai lần đầu tiên trước công chúng. Nguồn ảnh: Warhistory.BMD-1 được thiết kế để có thể được chở bằng hầu hết các loại vận tải cơ của Liên Xô. Trong đó bao gồm 4 loại máy bay vận tải như An-12, An-22, Il-76 và An-124 và hai loại trực thăng vận tải là Mi-6 và Mi-26. Nguồn ảnh: Warhistory.Về cơ bản, BMD-1 có nhiều nét khá tương đồng với xe chiến đấu bộ binh BMP-1. Tuy nhiên trọng trách trên chiến trường của hai loại phương tiện này là khác nhau hoàn toàn khi BMD-1 thực tế lại được thiết kế cho việc thả dù từ trên không và đánh vào hậu tuyến quân địch chứ không phải thiết kế để đánh "vỗ mặt" như BMP-1. Nguồn ảnh: Warhistory.Điểm đặc biệt của BMD-1 đó là nó có thể được thả dù với kíp chiến đấu ngồi sẵn bên trong, ngay sau khi tiếp đất, BMD-1 có thể chiến đấu được ngay - đây là điều mà tới tận ngày nay không một quốc gia nào trên thế giới làm được, Pháp đã từng thử nghiệm kiểu thả dù này và kết quả là kíp lái tử vong ngay lập tức. Nguồn ảnh: Warhistory.Khung của BMD-1 thực chất được làm bằng nhôm, đây là vật liệu đắt hơn nhiều lần so với thiết giáp dùng khung bằng thép. Tuy nhiên ưu điểm là làm giảm trọng lượng, thích hợp với việc triển khai đường dù. Nguồn ảnh: Warhistory.Các vị trí ghế ngồi bên trong của BMD-1 cũng được bố trí khá kỳ lạ với lái xe ngồi ở chính giữa, súng máy ngồi ở bên phải lái xe, trưởng xa ngồi bên trái và một xạ thủ tháp pháo ngồi phía sau ba người. Sau cùng của xe là vị trí ngồi cho lực lượng bộ binh. Nguồn ảnh: Warhistory.Khác với nhiều loại xe chiến đấu bộ binh có tính năng chở quân khác, BMD-1 không có cửa hậu. Cách duy nhất để thoát khỏi chiếc thiết giáp này đó là binh lính phải trèo qua cửa trên nóc. Đây được coi là một điểm yếu của BMD-1 vì người lính sẽ tốn khá nhiều thời gian để thoát khỏi xe. Nguồn ảnh: Warhistory.Xe chiến đấu bộ binh BMD-1 cũng được trang bị khả năng lội nước - nghĩa là nó có thể vừa triển khai từ trên máy bay, vừa triển khai được từ tàu vận tải. Đây cũng là một trong những loại phương tiện lội nước đầu tiên của Liên Xô sử dụng kiểu phun nước tăng áp làm lực đẩy thay cho chân vịt. Nguồn ảnh: Warhistory.Ra đời trong thời kỳ mà các quốc gia trên thế giới liên tục doạ nhau bằng hạt nhân, tất nhiên là BMD-1 cũng có thể tác chiến tốt trong môi trường nhiễm xạ. Lớp vỏ của BMD-1 được thiết kế đặc biệt, giúp bảo vệ những người bên trong xe khỏi phóng xạ, chất độc hoá học và chất độc sinh học. Nguồn ảnh: Warhistory.Nối tiếp sự thành công của BMD-1, các phiên bản BMD-2 và BMD-3 cũng được ra đời ngay sau đó lần lượt vào các năm 1985 và 1990 với tính năng ngày càng ưu việt, hoả lực hiện đại hơn, bọc giáp tốt hơn và tất nhiên, vẫn có thể thả dùng cùng toàn kíp lái ngồi trong một cách dễ dàng. Nguồn ảnh: Warhistory. Mời độc giả xem Video: Cận cảnh thiết giáp BMD nhảy dù từ máy bay vận tải.
Xe Thiết giáp chở quân BMD-1 là dòng phương tiện bọc thép đầu tiên của Liên Xô có thể thả dù từ trên không, nó được ra đời trong những năm 60 và chính thức gia nhập biên chế vào năm 1969. Bốn năm sau, vào năm 1973, BMD-1 được công khai lần đầu tiên trước công chúng. Nguồn ảnh: Warhistory.
BMD-1 được thiết kế để có thể được chở bằng hầu hết các loại vận tải cơ của Liên Xô. Trong đó bao gồm 4 loại máy bay vận tải như An-12, An-22, Il-76 và An-124 và hai loại trực thăng vận tải là Mi-6 và Mi-26. Nguồn ảnh: Warhistory.
Về cơ bản, BMD-1 có nhiều nét khá tương đồng với xe chiến đấu bộ binh BMP-1. Tuy nhiên trọng trách trên chiến trường của hai loại phương tiện này là khác nhau hoàn toàn khi BMD-1 thực tế lại được thiết kế cho việc thả dù từ trên không và đánh vào hậu tuyến quân địch chứ không phải thiết kế để đánh "vỗ mặt" như BMP-1. Nguồn ảnh: Warhistory.
Điểm đặc biệt của BMD-1 đó là nó có thể được thả dù với kíp chiến đấu ngồi sẵn bên trong, ngay sau khi tiếp đất, BMD-1 có thể chiến đấu được ngay - đây là điều mà tới tận ngày nay không một quốc gia nào trên thế giới làm được, Pháp đã từng thử nghiệm kiểu thả dù này và kết quả là kíp lái tử vong ngay lập tức. Nguồn ảnh: Warhistory.
Khung của BMD-1 thực chất được làm bằng nhôm, đây là vật liệu đắt hơn nhiều lần so với thiết giáp dùng khung bằng thép. Tuy nhiên ưu điểm là làm giảm trọng lượng, thích hợp với việc triển khai đường dù. Nguồn ảnh: Warhistory.
Các vị trí ghế ngồi bên trong của BMD-1 cũng được bố trí khá kỳ lạ với lái xe ngồi ở chính giữa, súng máy ngồi ở bên phải lái xe, trưởng xa ngồi bên trái và một xạ thủ tháp pháo ngồi phía sau ba người. Sau cùng của xe là vị trí ngồi cho lực lượng bộ binh. Nguồn ảnh: Warhistory.
Khác với nhiều loại xe chiến đấu bộ binh có tính năng chở quân khác, BMD-1 không có cửa hậu. Cách duy nhất để thoát khỏi chiếc thiết giáp này đó là binh lính phải trèo qua cửa trên nóc. Đây được coi là một điểm yếu của BMD-1 vì người lính sẽ tốn khá nhiều thời gian để thoát khỏi xe. Nguồn ảnh: Warhistory.
Xe chiến đấu bộ binh BMD-1 cũng được trang bị khả năng lội nước - nghĩa là nó có thể vừa triển khai từ trên máy bay, vừa triển khai được từ tàu vận tải. Đây cũng là một trong những loại phương tiện lội nước đầu tiên của Liên Xô sử dụng kiểu phun nước tăng áp làm lực đẩy thay cho chân vịt. Nguồn ảnh: Warhistory.
Ra đời trong thời kỳ mà các quốc gia trên thế giới liên tục doạ nhau bằng hạt nhân, tất nhiên là BMD-1 cũng có thể tác chiến tốt trong môi trường nhiễm xạ. Lớp vỏ của BMD-1 được thiết kế đặc biệt, giúp bảo vệ những người bên trong xe khỏi phóng xạ, chất độc hoá học và chất độc sinh học. Nguồn ảnh: Warhistory.
Nối tiếp sự thành công của BMD-1, các phiên bản BMD-2 và BMD-3 cũng được ra đời ngay sau đó lần lượt vào các năm 1985 và 1990 với tính năng ngày càng ưu việt, hoả lực hiện đại hơn, bọc giáp tốt hơn và tất nhiên, vẫn có thể thả dùng cùng toàn kíp lái ngồi trong một cách dễ dàng. Nguồn ảnh: Warhistory.
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh thiết giáp BMD nhảy dù từ máy bay vận tải.