Ngành công nghiệp Đức lần đầu tiên bắt đầu nghiên cứu các thiết kế xe tăng hạng nặng vào năm 1937, mặc dù vào thời điểm đó, người ta tin rằng PzKpfw III và IV sẽ dư sức cho các trận chiến sắp tới.Nhưng khi các xe tăng Đức ở Liên Xô chạm trán với T-34 và KV-1 của Hồng quân vào năm 1941, rõ ràng là cần phải có một chiếc xe tăng hạng nặng mới. Cuối cùng, điều này đã dẫn đến việc Đức phát triển một chiếc xe tăng nặng 45 tấn với pháo 88mm, giáp nặng, tốc độ và khả năng cơ động.Hãng Porsche đã bắt tay vào nghiên cứu thiết kế xe tăng mới này nhưng đã gặp phải những khó khăn. Công ty Henschel sau đó bắt đầu nghiên cứu mô hình xe tăng của riêng mình dưới sự chỉ đạo của Tiến sĩ Erwin Aders. Hai công ty chuẩn bị sẵn sàng các nguyên mẫu để Hitler kiểm tra tại Rastenburg vào ngày sinh nhật của ông ta, ngày 20/4/1942.Việc sản xuất đã được yêu cầu bắt đầu vào tháng 8/1942. Nó bắt đầu với tốc độ 25 xe tăng mỗi tháng và đạt đỉnh vào tháng 4/1944 với tốc độ 104 xe tăng mỗi tháng. Phải mất 300.000 giờ công để chế tạo một chiếc xe tăng hạng nặng Tiger, gần gấp đôi thời gian mà một chiếc Panther ra đời.Chi phí trung bình của một chiếc Tiger là 250.000 Reichsmarks. Trong khi đó, PzKpfw III có giá 96.200 RM, PzKpfw IV 103.500 RM và PzKpfw V Panther 117.000 RM; tất cả những con số này không bao gồm vũ khí và hệ thống điện đài.Tiger có giá 100.000 đô la vào năm 1941. Được điều chỉnh theo lạm phát, một chiếc xe tăng Tiger I ngày nay sẽ có giá khoảng 1.282.051 đô la. Để so sánh, xe tăng M1A1 Abrams hiện tại của Mỹ có giá 4.300.000 USD.Xe tăng mới có tên chính thức là Panzerkampfwagen VI H (88mm) (SdKfz 182) Ausführung H1. Chương trình thiết kế được gọi là Chương trình Tiger và vào tháng 3/1942, người Đức bắt đầu gọi chiếc Panzer này là Tiger. Khi lần đầu được giới thiệu, Tiger được mệnh danh là xe tăng mạnh nhất trên thế giới. Khẩu pháo 88mm cực kỳ mạnh mẽ và lớp giáp dày khiến xe gần như không thể bị tấn công. Mặc dù sự đáng sợ của nó đã tăng lên đến mức gần như thần thoại, nhưng màn ra mắt chiến đấu của nó lại kém ấn tượng hơn.4 chiếc Tiger đầu tiên tham chiến đã được gửi đến khu vực Leningrad vào tháng 8/1942. Thật không may, chúng đã được triển khai đơn lẻ trên địa hình đầm lầy và trong ngày đầu tham chiến, cả 4 chiếc đều bị hạ gục, mặc dù áo giáp của chúng không bị xuyên thủng.Ba chiếc sau đó đã được thu hồi. Bất chấp sự khởi đầu tồi tệ này, chiến thuật Tiger đã sớm được phát triển và các đơn vị khác nhanh chóng được huấn luyện và trang bị bằng Tiger. Vào cuối năm 1942, đội hình Tiger đã được triển khai tới Nga, Châu Phi và Ý.Các trung tâm huấn luyện đã được thành lập ở cả Đức và Pháp, cuối cùng Tiger đã được đưa vào hoạt động với mười tiểu đoàn xe tăng hạng nặng Heer, một tiểu đoàn huấn luyện, ba tiểu đoàn xe tăng hạng nặng SS và Sư đoàn lính tăng thiết giáp Grossdeutschland.Một vài đội hình bổ sung của quân đội Đức cũng nhận được số lượng Tiger nhưng có giới hạn ít hơn. Những chú hổ đã tạo nên một kỷ lục ấn tượng ở Liên Xô trong suốt năm 1943 và 1944.Xe tăng Tiger đã phá hủy một lượng lớn thiết bị của đối phương và thường chỉ cần nhìn thấy một chiếc Tiger là lính tăng Nga phải rút lui. Họ đã thành công tương tự ở Bắc Phi và Ý, tạo ra một hiệu ứng tâm lý mạnh mẽ đối với quân đội Đồng minh (còn nữa). Nguồn ảnh: Warhistory.
Ngành công nghiệp Đức lần đầu tiên bắt đầu nghiên cứu các thiết kế xe tăng hạng nặng vào năm 1937, mặc dù vào thời điểm đó, người ta tin rằng PzKpfw III và IV sẽ dư sức cho các trận chiến sắp tới.
Nhưng khi các xe tăng Đức ở Liên Xô chạm trán với T-34 và KV-1 của Hồng quân vào năm 1941, rõ ràng là cần phải có một chiếc xe tăng hạng nặng mới. Cuối cùng, điều này đã dẫn đến việc Đức phát triển một chiếc xe tăng nặng 45 tấn với pháo 88mm, giáp nặng, tốc độ và khả năng cơ động.
Hãng Porsche đã bắt tay vào nghiên cứu thiết kế xe tăng mới này nhưng đã gặp phải những khó khăn. Công ty Henschel sau đó bắt đầu nghiên cứu mô hình xe tăng của riêng mình dưới sự chỉ đạo của Tiến sĩ Erwin Aders. Hai công ty chuẩn bị sẵn sàng các nguyên mẫu để Hitler kiểm tra tại Rastenburg vào ngày sinh nhật của ông ta, ngày 20/4/1942.
Việc sản xuất đã được yêu cầu bắt đầu vào tháng 8/1942. Nó bắt đầu với tốc độ 25 xe tăng mỗi tháng và đạt đỉnh vào tháng 4/1944 với tốc độ 104 xe tăng mỗi tháng. Phải mất 300.000 giờ công để chế tạo một chiếc xe tăng hạng nặng Tiger, gần gấp đôi thời gian mà một chiếc Panther ra đời.
Chi phí trung bình của một chiếc Tiger là 250.000 Reichsmarks. Trong khi đó, PzKpfw III có giá 96.200 RM, PzKpfw IV 103.500 RM và PzKpfw V Panther 117.000 RM; tất cả những con số này không bao gồm vũ khí và hệ thống điện đài.
Tiger có giá 100.000 đô la vào năm 1941. Được điều chỉnh theo lạm phát, một chiếc xe tăng Tiger I ngày nay sẽ có giá khoảng 1.282.051 đô la. Để so sánh, xe tăng M1A1 Abrams hiện tại của Mỹ có giá 4.300.000 USD.
Xe tăng mới có tên chính thức là Panzerkampfwagen VI H (88mm) (SdKfz 182) Ausführung H1. Chương trình thiết kế được gọi là Chương trình Tiger và vào tháng 3/1942, người Đức bắt đầu gọi chiếc Panzer này là Tiger.
Khi lần đầu được giới thiệu, Tiger được mệnh danh là xe tăng mạnh nhất trên thế giới. Khẩu pháo 88mm cực kỳ mạnh mẽ và lớp giáp dày khiến xe gần như không thể bị tấn công. Mặc dù sự đáng sợ của nó đã tăng lên đến mức gần như thần thoại, nhưng màn ra mắt chiến đấu của nó lại kém ấn tượng hơn.
4 chiếc Tiger đầu tiên tham chiến đã được gửi đến khu vực Leningrad vào tháng 8/1942. Thật không may, chúng đã được triển khai đơn lẻ trên địa hình đầm lầy và trong ngày đầu tham chiến, cả 4 chiếc đều bị hạ gục, mặc dù áo giáp của chúng không bị xuyên thủng.
Ba chiếc sau đó đã được thu hồi. Bất chấp sự khởi đầu tồi tệ này, chiến thuật Tiger đã sớm được phát triển và các đơn vị khác nhanh chóng được huấn luyện và trang bị bằng Tiger. Vào cuối năm 1942, đội hình Tiger đã được triển khai tới Nga, Châu Phi và Ý.
Các trung tâm huấn luyện đã được thành lập ở cả Đức và Pháp, cuối cùng Tiger đã được đưa vào hoạt động với mười tiểu đoàn xe tăng hạng nặng Heer, một tiểu đoàn huấn luyện, ba tiểu đoàn xe tăng hạng nặng SS và Sư đoàn lính tăng thiết giáp Grossdeutschland.
Một vài đội hình bổ sung của quân đội Đức cũng nhận được số lượng Tiger nhưng có giới hạn ít hơn. Những chú hổ đã tạo nên một kỷ lục ấn tượng ở Liên Xô trong suốt năm 1943 và 1944.
Xe tăng Tiger đã phá hủy một lượng lớn thiết bị của đối phương và thường chỉ cần nhìn thấy một chiếc Tiger là lính tăng Nga phải rút lui. Họ đã thành công tương tự ở Bắc Phi và Ý, tạo ra một hiệu ứng tâm lý mạnh mẽ đối với quân đội Đồng minh (còn nữa). Nguồn ảnh: Warhistory.