Quân đội Ấn Độ đã đưa ra thông báo mua sắm nhằm tìm kiếm đề xuất từ các đối tác nước ngoài về khả năng cung cấp UAV cảm tử chống tăng, được viết tắt là CALM."CALM cần phải được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu bọc thép ngoài tầm nhìn", thông báo mời thầu của Bộ Quốc phòng Ấn Độ nói rõ.Như đã chỉ ra trong yêu cầu cụ thể, các bệ phóng kiểu container dự kiến sẽ được lắp đặt trên xe tăng T-72 Ayeja, T-90 Bhishma, xe chiến đấu bộ binh BMP-2 Sarath, súng cối tự hành và xe bọc thép trinh sát.Quy mô mua sắm sẽ tương đối nhỏ vì Ấn Độ dự kiến sẽ triển khai sản xuất riêng: New Delhi chỉ mua 180 hệ thống CALM cùng với 45 trạm điều khiển, 14 thiết bị mô phỏng, 14 hệ thống huấn luyện có đầu đạn trơ.Phạm vi hoạt động cần thiết của CALM phải đạt 15 km, độ cao bay lên tới 4.500 m, trọng lượng của bệ phóng cùng với UAV ở trạng thái chiến đấu lên tới 25 kg, thời gian ở trên không ít nhất 60 phút.Máy bay không người lái phải bay vòng qua mục tiêu ít nhất 15 phút (đã bao gồm trong giờ bay tổng thể). Vũ khí của UAV yêu cầu bao gồm một đầu đạn lõm được thiết kế để tiêu diệt xe bọc thép. CALM phải được khởi động bằng hệ thống khí nén.Như Thiếu tướng đã nghỉ hưu P.K. Sehgal giải thích với tờ Sputnik Ấn Độ, trên thế giới chỉ có 5 quốc gia sản xuất đạn tuần kích chống tăng như vậy, đó là Nga, Trung Quốc, Iran, Mỹ và Israel.Theo ông Sehgal, Ấn Độ rất chú trọng vào việc sản xuất độc lập các sản phẩm quân sự và chuyển giao công nghệ hoàn chỉnh. Trong khi cả Nga và Israel có thể sẵn sàng làm như vậy, thì Mỹ có lẽ không chấp nhận điều khoản này."Trong kịch bản được đề cập, người đưa ra những điều kiện tốt nhất sẽ nhận được gói thầu này, bởi vì Quân đội Ấn Độ đang cần loại đạn tuần kích như vậy ngay bây giờ", vị tướng nghỉ hưu lưu ý.Như ông Sehgal giải thích, nếu Nga đưa ra các điều kiện tương tự, như đối với tên lửa BrahMos (liên doanh thành công nhất giữa Moskva và New Delhi), thì điều này sẽ khiến họ trở thành đối thủ mạnh nhất trong việc cung cấp đạn tuần kích (có thể là chiếc Lancet).Ngoài ra nếu Liên bang Nga đề nghị chuyển giao công nghệ và cung cấp tất cả các thành phần thì nước này sẽ trở thành người dẫn đầu trong cuộc đấu thầu này, bất chấp việc họ đang bận tham gia vào cuộc xung đột Ukraine."Không nên quên rằng cả Israel và Mỹ sẽ cố gắng làm suy yếu Nga, và do vậy các điều kiện của Moskva nhiều khả năng tốt hơn so với những gì Mỹ hoặc Israel đưa ra", ông Sehgal dự đoán.Vị tướng giải thích thêm, giống như dự án BrahMos, New Delhi không chỉ muốn cùng sản xuất mà còn muốn cùng thiết kế và cải tiến trong tương lai.Nếu bất kỳ cải tiến nào đối với nền tảng vũ khí nói trên được thực hiện ở Ấn Độ hoặc Nga, thì những công nghệ mới sẽ tự động được phân phối giữa cả hai nước."Ngoài ra Ấn Độ muốn có quyền tự do bán đạn dược cho các nước thân thiện, giống như việc cung cấp tên lửa BrahMos", Thiếu tướng Sehgal kết luận.
Quân đội Ấn Độ đã đưa ra thông báo mua sắm nhằm tìm kiếm đề xuất từ các đối tác nước ngoài về khả năng cung cấp UAV cảm tử chống tăng, được viết tắt là CALM.
"CALM cần phải được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu bọc thép ngoài tầm nhìn", thông báo mời thầu của Bộ Quốc phòng Ấn Độ nói rõ.
Như đã chỉ ra trong yêu cầu cụ thể, các bệ phóng kiểu container dự kiến sẽ được lắp đặt trên xe tăng T-72 Ayeja, T-90 Bhishma, xe chiến đấu bộ binh BMP-2 Sarath, súng cối tự hành và xe bọc thép trinh sát.
Quy mô mua sắm sẽ tương đối nhỏ vì Ấn Độ dự kiến sẽ triển khai sản xuất riêng: New Delhi chỉ mua 180 hệ thống CALM cùng với 45 trạm điều khiển, 14 thiết bị mô phỏng, 14 hệ thống huấn luyện có đầu đạn trơ.
Phạm vi hoạt động cần thiết của CALM phải đạt 15 km, độ cao bay lên tới 4.500 m, trọng lượng của bệ phóng cùng với UAV ở trạng thái chiến đấu lên tới 25 kg, thời gian ở trên không ít nhất 60 phút.
Máy bay không người lái phải bay vòng qua mục tiêu ít nhất 15 phút (đã bao gồm trong giờ bay tổng thể). Vũ khí của UAV yêu cầu bao gồm một đầu đạn lõm được thiết kế để tiêu diệt xe bọc thép. CALM phải được khởi động bằng hệ thống khí nén.
Như Thiếu tướng đã nghỉ hưu P.K. Sehgal giải thích với tờ Sputnik Ấn Độ, trên thế giới chỉ có 5 quốc gia sản xuất đạn tuần kích chống tăng như vậy, đó là Nga, Trung Quốc, Iran, Mỹ và Israel.
Theo ông Sehgal, Ấn Độ rất chú trọng vào việc sản xuất độc lập các sản phẩm quân sự và chuyển giao công nghệ hoàn chỉnh. Trong khi cả Nga và Israel có thể sẵn sàng làm như vậy, thì Mỹ có lẽ không chấp nhận điều khoản này.
"Trong kịch bản được đề cập, người đưa ra những điều kiện tốt nhất sẽ nhận được gói thầu này, bởi vì Quân đội Ấn Độ đang cần loại đạn tuần kích như vậy ngay bây giờ", vị tướng nghỉ hưu lưu ý.
Như ông Sehgal giải thích, nếu Nga đưa ra các điều kiện tương tự, như đối với tên lửa BrahMos (liên doanh thành công nhất giữa Moskva và New Delhi), thì điều này sẽ khiến họ trở thành đối thủ mạnh nhất trong việc cung cấp đạn tuần kích (có thể là chiếc Lancet).
Ngoài ra nếu Liên bang Nga đề nghị chuyển giao công nghệ và cung cấp tất cả các thành phần thì nước này sẽ trở thành người dẫn đầu trong cuộc đấu thầu này, bất chấp việc họ đang bận tham gia vào cuộc xung đột Ukraine.
"Không nên quên rằng cả Israel và Mỹ sẽ cố gắng làm suy yếu Nga, và do vậy các điều kiện của Moskva nhiều khả năng tốt hơn so với những gì Mỹ hoặc Israel đưa ra", ông Sehgal dự đoán.
Vị tướng giải thích thêm, giống như dự án BrahMos, New Delhi không chỉ muốn cùng sản xuất mà còn muốn cùng thiết kế và cải tiến trong tương lai.
Nếu bất kỳ cải tiến nào đối với nền tảng vũ khí nói trên được thực hiện ở Ấn Độ hoặc Nga, thì những công nghệ mới sẽ tự động được phân phối giữa cả hai nước.
"Ngoài ra Ấn Độ muốn có quyền tự do bán đạn dược cho các nước thân thiện, giống như việc cung cấp tên lửa BrahMos", Thiếu tướng Sehgal kết luận.