Từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước, Liên Xô đã bắt đầu phát triển tên lửa 9M117 Bastion. Loại tên lửa chống tăng này được thiết kế để có thể phóng ra từ nòng pháo chính của các xe tăng T-55. Nguồn ảnh: TL.Đây là loại vũ khí ra đời để tăng cường hỏa lực cho các dòng xe tăng đời cũ của Liên Xô, vốn chỉ được trang bị pháo 100mm, không đủ để gây tổn thương cho các loại xe tăng chủ lực đời mới của đối phương. Nguồn ảnh: TL.Để có thể phóng được tên lửa chống tăng 9M117 Bastion, các xe tăng T-55 của Liên Xô cần được nâng cấp lên chuẩn T-55M với một vài trang bị thiết yếu, chủ yếu phục vụ cho việc triển khai tên lửa chống tăng qua nòng pháo chính. Nguồn ảnh: TL.Xe tăng T-55 của Việt Nam chủ yếu được sản xuất trong giai đoạn trước năm 1965, vậy nên cần nhận một vài nâng cấp đáng kể để có thể "lên chuẩn" M, giúp loại xe tăng chủ lực đông đảo nhất của Việt Nam này có khả năng triển khai tên lửa chống tăng. Nguồn ảnh: TL.Cụ thể, so với phiên bản T-55 mà Việt Nam sở hữu, T-55M có các nâng cấp đáng kể phục vụ cho việc phóng tên lửa qua nòng pháo chính, các nâng cấp này bao gồm hệ thống điều khiển hỏa lực đời mới và thiết bị đo xa bằng laser. Nguồn ảnh: TL.Ngoài ra, phiên bản T-55M của Liên Xô còn có cải tiến ở tháp pháo chính, quan trọng nhất là hệ thống ổn định hai trục, cho phép xe có thể vừa di chuyển chậm, vừa khai hỏa với độ chính xác tương đối. Nguồn ảnh: TL.Việc nâng cấp này về mặt lý thuyết là không khó, nhiều quốc gia trên thế giới đã có khả năng tự nâng cấp xe tăng T-55 lên chuẩn M, thậm chí còn trang bị thêm nhiều "phụ kiện" vượt trội hơn cả bản T-55M của Liên Xô, ví dụ như phiên bản T-55AM2 của Cộng hòa Séc thậm chí còn được trang bị giáp hộp ở tháp pháo. Nguồn ảnh: QPVN.Các tên lửa 9M117 Bastion không chỉ mang đến khả năng tiêu diệt gọn xe tăng chủ lực của đối phương chỉ sau một phát bắn duy nhất mà còn tăng tầm khai hỏa, tiêu diệt mục tiêu của xe tăng chủ lực T-55 lên tới 4000 mét. Nguồn ảnh: TL.Sau khi khai hỏa khỏi nòng pháo xe tăng T-55M khoảng 1,5 giây, tên lửa chống tăng 9M117 Bastion sẽ khởi động hệ thống phóng của mình, bay tối đa 4000 mét trong vòng 12 giây. Tên lửa sẽ tự hủy sau 26 giây bất kể ngòi nổ có được kích hoạt hay không. Nguồn ảnh: TL.Thực tế, tên lửa 9M117 Bastion đã chứng tỏ được độ hữu dụng của mình và Liên Xô đã sản xuất nhiều phiên bản khác nhau của loại tên lửa này, thích hợp với cả nòng pháo cỡ 100mm của xe tăng T-55 hay nòng pháo cỡ 115mm của xe tăng T-62. Nguồn ảnh: TL.Các phiên bản của tên lửa chống tăng 9M117 Bastion cũng bao gồm nhiều loại đầu đạn, từ đầu đạn xuyên giáp cho tới đầu đạn nổ mạnh. Một vài phiên bản của loại tên lửa này thậm chí còn có tầm bắn được gia tăng lên tới 6000 mét. Nguồn ảnh: TL.Hình minh họa về việc xe tăng phóng tên lửa chống tăng qua nòng pháo chính. Nguồn ảnh: TL. Xe tăng T-55 vẫn miệt mài tham chiến chống khủng bố ở Trung Đông.
Từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước, Liên Xô đã bắt đầu phát triển tên lửa 9M117 Bastion. Loại tên lửa chống tăng này được thiết kế để có thể phóng ra từ nòng pháo chính của các xe tăng T-55. Nguồn ảnh: TL.
Đây là loại vũ khí ra đời để tăng cường hỏa lực cho các dòng xe tăng đời cũ của Liên Xô, vốn chỉ được trang bị pháo 100mm, không đủ để gây tổn thương cho các loại xe tăng chủ lực đời mới của đối phương. Nguồn ảnh: TL.
Để có thể phóng được tên lửa chống tăng 9M117 Bastion, các xe tăng T-55 của Liên Xô cần được nâng cấp lên chuẩn T-55M với một vài trang bị thiết yếu, chủ yếu phục vụ cho việc triển khai tên lửa chống tăng qua nòng pháo chính. Nguồn ảnh: TL.
Xe tăng T-55 của Việt Nam chủ yếu được sản xuất trong giai đoạn trước năm 1965, vậy nên cần nhận một vài nâng cấp đáng kể để có thể "lên chuẩn" M, giúp loại xe tăng chủ lực đông đảo nhất của Việt Nam này có khả năng triển khai tên lửa chống tăng. Nguồn ảnh: TL.
Cụ thể, so với phiên bản T-55 mà Việt Nam sở hữu, T-55M có các nâng cấp đáng kể phục vụ cho việc phóng tên lửa qua nòng pháo chính, các nâng cấp này bao gồm hệ thống điều khiển hỏa lực đời mới và thiết bị đo xa bằng laser. Nguồn ảnh: TL.
Ngoài ra, phiên bản T-55M của Liên Xô còn có cải tiến ở tháp pháo chính, quan trọng nhất là hệ thống ổn định hai trục, cho phép xe có thể vừa di chuyển chậm, vừa khai hỏa với độ chính xác tương đối. Nguồn ảnh: TL.
Việc nâng cấp này về mặt lý thuyết là không khó, nhiều quốc gia trên thế giới đã có khả năng tự nâng cấp xe tăng T-55 lên chuẩn M, thậm chí còn trang bị thêm nhiều "phụ kiện" vượt trội hơn cả bản T-55M của Liên Xô, ví dụ như phiên bản T-55AM2 của Cộng hòa Séc thậm chí còn được trang bị giáp hộp ở tháp pháo. Nguồn ảnh: QPVN.
Các tên lửa 9M117 Bastion không chỉ mang đến khả năng tiêu diệt gọn xe tăng chủ lực của đối phương chỉ sau một phát bắn duy nhất mà còn tăng tầm khai hỏa, tiêu diệt mục tiêu của xe tăng chủ lực T-55 lên tới 4000 mét. Nguồn ảnh: TL.
Sau khi khai hỏa khỏi nòng pháo xe tăng T-55M khoảng 1,5 giây, tên lửa chống tăng 9M117 Bastion sẽ khởi động hệ thống phóng của mình, bay tối đa 4000 mét trong vòng 12 giây. Tên lửa sẽ tự hủy sau 26 giây bất kể ngòi nổ có được kích hoạt hay không. Nguồn ảnh: TL.
Thực tế, tên lửa 9M117 Bastion đã chứng tỏ được độ hữu dụng của mình và Liên Xô đã sản xuất nhiều phiên bản khác nhau của loại tên lửa này, thích hợp với cả nòng pháo cỡ 100mm của xe tăng T-55 hay nòng pháo cỡ 115mm của xe tăng T-62. Nguồn ảnh: TL.
Các phiên bản của tên lửa chống tăng 9M117 Bastion cũng bao gồm nhiều loại đầu đạn, từ đầu đạn xuyên giáp cho tới đầu đạn nổ mạnh. Một vài phiên bản của loại tên lửa này thậm chí còn có tầm bắn được gia tăng lên tới 6000 mét. Nguồn ảnh: TL.
Hình minh họa về việc xe tăng phóng tên lửa chống tăng qua nòng pháo chính. Nguồn ảnh: TL.
Xe tăng T-55 vẫn miệt mài tham chiến chống khủng bố ở Trung Đông.